Vì sao dưới đất có nhiều khí đốt?

Dưới mặt đất tồn tại loại tài nguyên hoá thạch có tên khí đốt…

Giàn khoan đang khai thác dầu khí trên biển














Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là mêtan. Nó do một nguyên tử cacbon hoá hợp với bốn nguyên tử hyđro hình thành, là một chất khí cháy được. Có nhiều khí đốt từ trước đây rất lâu bị vùi xuống ở những vùng trũng trong lịch sử hình thành Trái Đất. Ban đầu ở đó có rất nhiều sinh vật sinh sống, sau khi những sinh vật này chết đi, xác của chúng bị chìm sâu dưới nước, bùn cát không ngừng vùi lên, ép chúng lâu đời xuống dưới sâu.
Trong xác thực vật và động vật có một loại vi khuẩn gọi là vi khuẩn yếm khí. Hàng nghìn, hàng vạn năm nay, vi khuẩn yếm khí phân giải xác thực và động vật, chuyển chúng thành khí thiên nhiên. Về sau vỏ Trái Đất phát sinh biến động, vì lục địa dâng lên, nước biển rút đi, khí tập trung đến những chỗ có lợi cho tàng trữ. Như vậy hình thành những túi chứa khí thiên nhiên trong lòng Trái Đất. Quá trình hình thành nó giống với sự hình thành dầu mỏ, cho nên còn được gọi là khí dầu mỏ. Có lúc chúng hình thành độc lập dưới đất, có lúc nằm lẫn trong dầu mỏ.
Ngoài loại khí đốt này, trong lòng đất còn có một loại khí đốt khác gọi là khí đầm lầy. Sự sinh ra khí đầm lầy phần nhiều là do xác động, thực vật của những thời đại gần đây bị vi khuẩn yếm khí phân giải mà thành. Khí đầm lầy nằm tương đối nông, chứa ít mêtan, nên sức cháy của nó kém hơn khí thiên nhiên.
Những chất khí có thể cháy được trên đây chủ yếu là do tác dụng phân giải của vi khuẩn mà thành. Vậy có phải tất cả các khí cháy được dưới đất đều do tác dụng phân giải của vi khuẩn mà hình thành không?
Không phải thế. Còn có một ít khí thiên nhiên là do than đá cháy dưới đất sau khi biến chất mà hình thành, đó là loại khí thiên nhiên thuộc về axit cacbonic.

 

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview