Vì sao phải bảo vệ san hô?

Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…


















Nhiều vùng biển nhiệt đới và vùng biển có dòng nước ấm chảy qua, có nhiều bãi đá san hô muôn hình, vạn trạng rất được con người yêu thích. Trong đó có những loại san hô chắc cứng, màu đẹp, làm sinh vật cảnh rất tốt để trình bày trong nhà, cũng là nguyên liệu quan trọng để gia công các đồ trang sức quý. San hô chứa nhiều muối cacbonat, là nguyên liệu tốt để nung đá vôi. Hơn nữa nó có tác dụng bảo vệ rất tốt đối với tài nguyên bờ biển và môi trường sinh thái.
San hô do vi sinh san hô hình thành. Vì san hô có tác dụng ngăn cản sóng biển và hải lưu, khiến cho nhiều loài ốc, vẩy san hô và đá cát tích luỹ lại giữa các khe san hô, thời gian lâu hình thành nên bãi san hô. San hô phần nhiều phân bố theo bờ biển gọi là san hô bờ hoặc vùng quanh hải đảo gọi là san hô vòng.
Cấu trúc của san hô bờ và san hô vòng tạo thành đập tự nhiên ngăn sóng bờ biển, giảm thấp sóng biển xói mòn và xâm thực bờ biển, bảo vệ tài nguyên đất đai quý báu. Không những thế, vì vùng biển có san hô nói chung muối dinh dưỡng phong phú, những thực vật phù du sống bằng muối dinh dưỡng sẽ phát triển mạnh mẽ, tôm cá cua ốc và những loài thú biển trong mắt xích sinh vật cao cấp sẽ tập trung sống ở đó, hình thành nên một khu sinh vật dày đặc, đồng thời địa hình phức tạp của bãi san hô cũng bảo đảm sự phát triển cân bằng của nhiều loài sinh vật. Do đó khu vực san hô biển còn được gọi là rừng nhiệt đới biển.
Bãi san hô là tài sản quý báu thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhưng vì con người khai thác san hô bừa bãi, nên môi trường sinh thái san hô biển toàn cầu bị phá hoại nghiêm trọng. N ăm 1997 Đại học khoa học kỹ thuật Hồng Kông đã tổ chức hoạt động "Khảo sát san hô toàn cầu 97", tiến hành khảo sát 21 loại cá và ốc ở khu vực san hô, kết quả phát hiện 81% khu vực san hô không có tôm hùm sinh sống, khu vực nước có tôm hùm phần nhiều tập trung ở khu vực bảo vệ thiên nhiên biển. Các bãi san hô ở ấn độ Dương và Thái Bình Dương chỉ phát hiện thấy 17 con cá đuối, nhưng ở khu vực bảo hộ tự nhiên biển Hồng Hải lại phát hiện thấy 150 con, ở tỉnh Hải Nam người ta khai thác san hô để nấu đá vôi và chế tác đồ trang sức để bán, khiến cho 80% san hô vòng bị phá hoại, từ đó khiến cho nhiều loại cá quý giảm dần và nhiều đoạn bờ biển xuất hiện hiện tượng bị nước biển xâm thực nghiêm trọng. Ở khu thắng cảnh vịnh Liễu Lâm huyện Văn Xương từ đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, bờ biển hằng năm bị lấn vào gần 20 m, nhiều cây dừa bị sóng làm đổ, cả một vùng đất lớn biến thành biển. Làng mạc và ruộng vườn ở gần đó đang có nguy cơ trở thành biển.

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?

    Vì sao nước biển lại mặn?

    Nước biển hoà tan nhiều loại khoáng chất trong đó có muối natri clorua (NaCl) thành phần chủ yếu tạo nên độ mặn của nước biển.
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview