Khám phá B52: máy bay ném bom chiến lược Mỹ

Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài chiến lược) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng từ năm 1955. Được chế tạo để mang vũ khí hạt nhân cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, nhưng nó chưa bao giờ thực hiện vai trò này trong thực tế, mà thay vào đó nó được dùng để thả các loại bom, tên lửa thông thường trong các cuộc chiến tranh. B-52 là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất, và mang được 27 tới 33 tấn vũ khí.
Tổng cộng đã có 744 chiếc B-52 được chế tạo. Tính đến năm 2015, chỉ còn 76 chiếc B-52 tiếp tục phục vụ trong không quân Mỹ, số còn lại đã bị phá hủy trong chiến đấu, do tai nạn hoặc do bị tháo dỡ, một số ít thì được đưa vào bảo tàng. Đã có 31 chiếc B-52 đã bị phá hủy trong chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến duy nhất mà B-52 chịu tổn thất bởi hỏa lực đối phương. Tính đến năm 2018, trong số 744 chiếc B-52, có 94 chiếc bị rơi do tai nạn, chiếm 12,6% số B-52 được chế tạo.
+ Mẫu thử nghiệm đầu tiên: ngày 28 tháng 11 năm 1951
+ Trang bị cho không quân chiến lược Mỹ: 1955
+ Từ năm 1955 đến năm 1961 cải tiến 8 lần
+ Ném bom lần đầu tiên:
     - Ở Nam Việt Nam ngày 18 tháng 6 năm 1965 tại Bến Cát, tây bắc Sài Gòn
     - Ở Bắc Việt Nam ngày 12 tháng 4 năm 1966 ở đèo Mụ Giạ, Quảng Bình
Từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973 đã dùng ở Đông Dương trên 120.000 lần-chiếc, ném khoảng hơn 3 triệu tấn bom. Là phương tiện chủ yếu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược của không quân Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972

Đặc điểm kỹ thuật (B-52H)


+ Đội bay: 05 người (phi công, phi công phụ, sĩ quan radar/ném bom, hoa tiêu, và sĩ quan chiến tranh điện tử; xạ thủ không còn trong biên chế đội bay.)
+ Chiều dài: 48,5m
+ Sải cánh: 56,4m
+ Chiều cao: 12,4m
+ Diện tích bề mặt cánh: 370m²
+ Trọng lượng không tải: 83.25 tấn, có tải: 120 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa: 220 tấn
+ Động cơ: 8 x động cơ Pratt & Whitney TF33-P-3/103 turbo quạt ép công suất 17.000 lbf (76 kN) mỗi động cơ
+ Tốc độ lớn nhất: 1.000 km/h
+ Bán kính chiến đấu: 7.210 km
+ Tầm bay tối đa: 15.000 km
+ Trần bay: 17.000 m
+ Tốc độ lên cao: 31,85 m/s
+ Vũ khí: Chở đến 27.2 tấn bom, tên lửa, mìn các loại. B-52 có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình).


Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử hiện đại với 16 máy gây nhiễu tích cực, những thiết bị này sẽ làm nhiễu sóng các hệ thống đánh chặn đối phương.



B-52 còn được trang bị tên lửa chống radar, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử...



Cho đến thời điểm hiện tại B-52 vẫn là vũ khí chiến lược và được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km.



Buồng lái của B-52






Động cơ của máy bay B-52 đang được bảo trì tại xưởng của hãng Boeing




Lần đầu tiên máy bay B-52 tham chiến là tại Chiến tranh Việt Nam, tại đây nó đã thể hiện được sức tàn phá rất ghê gớm. Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn là 500 lb (gần 250 kg) thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom cao như vậy xác suất hủy diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao.


Boeing B-52H triển lãm cùng vũ khí, Căn cứ Không quân Barksdale, 2006


Ngày 18 tháng 12 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972, Sau khi hội nghị Paris đổ vỡ, Quân đội Hoa Kỳ đã huy động lực lượng không quân chiến lược (SAC – Strategic Air Command) vào cuộc tập kích đường không lớn vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên của miền Bắc Việt Nam. Đây là chiến dịch tập kích đường không lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam mà lực lượng nòng cốt là 200 trong tổng số 400 chiếc máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ (50% lực lượng B-52 của không quân Mỹ) kết hợp với khoảng 1.000 chiếc máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (30% lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ). Cuộc tập kích được phía Mỹ gọi là cuộc tập kích Linebacker II.


B-52F đang ném bom Mk 117 750 lb (340 kg) trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh những năm 1965-1966.


Kết quả: ngay trong đêm tập kích đầu tiên 18 tháng 12 năm 1972 vào Hà Nội, lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội đã bắn hạ 3 B-52 trong đó 2 chiếc rơi tại chỗ. Và càng chiến đấu lực lượng phòng không Bắc Việt Nam càng tự tin, hiệu suất chiến đấu càng nâng cao và đỉnh điểm là trận đánh nhau to đêm 26 tháng 12: Sau một ngày tạm nghỉ lễ Noel, không quân Mỹ huy động nỗ lực cao nhất thay đổi đường bay tập kích từ nhiều hướng dồn dập chủ yếu vào Hà Nội, sau hơn một giờ chiến đấu các lực lượng phòng không Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên bắn rơi 8 chiếc B-52. Trong đó tại Hà Nội Mỹ tung vào 48 chiếc bị bắn hạ 5 chiếc trong đó 4 chiếc rơi tại chỗ đạt hiệu quả chiến đấu rất cao.

Sau trận đêm 26 tháng 12, số phận của chiến dịch Linebacker II đã được định đoạt, cường độ tập kích của B-52 giảm hẳn, B-52 dạt ra ngoại vi đánh Thái Nguyên và các mục tiêu hạng hai để tránh "tọa độ lửa" Hà Nội, Hải Phòng... Tổng thống Richard Nixon ra tín hiệu đề nghị nối lại đàm phán và ngày 30 tháng 12 đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch ném bom, quay lại đàm phán tại Paris và chấp nhận phương án cũ của hiệp định Paris mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký kết.


Xác B-52 bị bắn rơi tại hồ Hữu Tiệp (Ngọc Hà, Hà Nội)


Trong chiến dịch Linebacker II, phía Việt Nam công bố đã bắn hạ 34 máy bay B-52 còn phía Mỹ chỉ công nhận mất 16 chiếc là những chiếc bị bắn rơi tại chỗ và những chiếc có phi công nhảy dù bị bắt sống tức là chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng. Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn, nó phù hợp với thống kê của hãng thông tấn AP: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì sau ba tháng B-52 sẽ tuyệt chủng".


Số lượng máy bay B-52 bị phòng không không quân QDDNDVN bắn trúng theo thời gian ngoài chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.



Số lượng máy bay B-52 bị phòng không không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn rơi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.


Sau Chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ trang bị lại cho loại máy bay này, các máy bay B-52 được trang bị tên lửa hành trình và sẽ phóng tên lửa từ xa thậm chí không cần bay vào vùng trời mục tiêu. Phương án vũ trang này làm giảm nguy cơ bị bắn hạ của B-52, nhưng nó chỉ thích hợp với chiến tranh hạt nhân hoặc không kích đánh vào các mục tiêu đơn lẻ có giá trị cao. Với kiểu trang bị này, hiệu ứng tâm lý gây choáng do bom rơi dồn dập, khả năng hủy diệt hàng loạt mục tiêu khi ném bom rải thảm của B-52 sẽ không còn nữa.


Ngoại trừ nhược điểm nhỏ trong thiết kế khi bố trí khẩu đại liên thừa thãi và vô dụng đằng sau đuôi, B-52 được xem là loại máy bay có hiệu quả, ổn định và có độ tin cậy cao. Nó còn được sử dụng cho tới tận ngày hôm nay trong lĩnh vực quân sự và nó cũng còn được cải tiến để phục vụ cho các mục đích khác như làm bệ phóng trên không chở các tên lửa đẩy phóng các vệ tinh loại vừa và nhỏ với chi phí thấp.

B-52 một thời được xem là niềm tự hào của các nhân viên công ty Boeing cũng như các chuyên viên kỹ thuật quân sự Mỹ. Tuy nhiên đối với những người có thân nhân bị nạn trong các vụ ném bom rải thảm ở Việt Nam thì B-52 là một biểu tượng của tội ác.

Xác B-52 còn từng là nguồn nguyên liệu kim loại dồi dào (nhôm) cho việc sản xuất hàng vạn xoong, nồi, chảo và đồ dùng ở miền Bắc Việt Nam.

 

Internet update

Quân sự ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Reset ID Teamviewer để tiếp tục sử dụng miễn phí

    Bạn sử dụng Teamviewer mà không kết nối được hoặc cứ 5 phút lại bị ngắt kết nối, đây là giải pháp để khắc phục

    Cách tải bộ cài Office, Windows nguyên gốc từ Microsoft

    Đây là cách tải về bộ cài đặt Office và Windows từ kho lưu trữ của Microsoft, luôn mới nhất, tải nhanh và an toàn

    Tìm hiểu máy tính. Phần 1 phân loại máy tính

    Bài viết này soisang sẽ giới thiệu đến bạn cách phân loại máy tính hiện đang sử dụng năm 2020 một cách đơn giản nhất.

    Bật tắt thông báo trình duyệt trên Action Center Windows 10

    Bật tắt thông báo trình duyệt trên Action Center Windows 10 – Góc phải bên dưới màn hình

    Bộ công cụ cứu hộ máy tính portable đầy đủ, dễ tải, dễ dùng nhất

    Bài viết cung cấp cho bạn những phần mềm cứu hộ máy tính cần thiết nhất, không cần cài đặt.
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview