Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio là loại tàu ngầm lớn nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ. Với khả năng hoạt động không giới hạn, chạy êm, có tính năng tàng hình, tàu ngầm lớp Ohio có thể dễ dàng tiếp cận mục tiêu và phóng tên lửa, gây bất ngờ cho đối phương.
Ra mắt: 15 tháng 8 năm 1992 Lớp và loại: Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio Giãn nước: 16.764 tấn (17.033 t) nổi 18.750 tấn (19.050 t) chìm Chiều dài: 560 ft (170 m) Chiều rộng: 42 ft (13 m) Động cơ: Lò phản ứng hạt nhân 1 × S8G PWR, Động cơ phụ 1 × 325 hp (242 kW) Tốc độ: 25 hải lý/giờ (46 km/h; 29 dặm/giờ) Độ sâu: 800 feet (240 m) Quân số: 15 sĩ quan, 140 thủy thủ Vũ khí: Ngư lôi MK-48 Tên lửa đạn đạo 24 × Trident II D-5 Một số hình ảnh Quả bom nguyên tử mạnh nhất mà con người từng sử dụng trong chiến tranh là quả bom bị Mỹ ném xuống Hiroshima, đương lượng nổ là 21kt,gây nên cái chết của hơn 75.000 người ngay lập tức và hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng sau đó. Tuy nhiên đương lượng nổ của vũ khí trên tàu Ohio còn mạnh gấp hàng chục nghìn lần.
Với 24 tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II D-5 có khả năng mang từ 8 tới 14 đầu đạn hạt nhân độc lập, mỗi đầu đạn có sức công phá từ 100kt tới 475kt, như vậy tổng số đầu đạn hạt nhân mà tàu ngầm hạt nhân Ohio mang theo lên tới 192 đầu đạn W88 ( tổng đương lương nổ 91.200kt) hoặc 336 đầu đạn W76 (tổng đương lượng nổ 33.600kt).
Đây quả thật là tàu ngầm có sức công phá mạnh nhất hành tinh. Với sức công phá này, nếu phóng hết số tên lửa, tàu ngầm Ohio hoàn toàn có thể phá hủy cả một lục địa
Hệ thống điện tử bao gồm radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6, một biến thể nâng cấp hiện đại của sonar AN/BQQ-5 được lắp đặt trong tàu ngầm đa mục đích. Trong các tàu ngầm, đài sonar hoạt động chủ yếu ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm.
Từ năm 2002, tàu ngầm USS Ohio là lớp tàu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi tàu ngầm USS Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo "Trident". Tên lửa Trident II D-5 có thể được lắp đặt hai loại đầu đạn hạt nhân — W76 đương lượng nổ 100 kt và W88 đương lượng nổ 475 kt.
Ngoài ra chúng còn được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu.Trong hình là tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II đang khai hỏa từ dưới mặt nước.
Trong biên chế, cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi. Hải quân Mỹ chế tạo 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio.
Sau khi được nâng cấp vũ khí, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio hoán cải mang được 154 quả Tomahawk trong 22 trên tổng số 24 ống phóng tên lửa, nhiều tên lửa hành trình hơn cả một biên đội tàu mặt nước. Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút.
Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio có thể mang tới 154 tên lửa hành trình UGM-109 Tomahawk hủy diệt kẻ địch ở tầm xa tới 1.700km
Tên lửa Tomahawk trị giá 1,5 triệu USD/quả, được lắp đầu đạn nặng 454 kg, tầm bắn khoảng 1.600 km, dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nó được gọi là "sứ giả chiến tranh" bởi Mỹ thường sử dụng Tomahawk để đánh phủ đầu đối phương trong nhiều cuộc chiến tranh từ cuộc chiến vùng Vịnh đến nay. Cho đến ngày nay lớp tàu Ohio vẫn được đánh giá là siêu tàu ngầm mạnh nhất thế giới, và có lẽ chúng vẫn còn tiếp tục thống trị trong lòng đại dương thêm vài thập kỷ nữa.