Người ta có câu "của bền tại người", Soisang.com.vn gợi ý đến bạn những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xe máy và khuyến nghị để tăng tuổi thọ cho xe máy.
1. Vỏ xe: thường làm bằng nhựa nên rất dễ bị trầy xước hoặc bị vỡ nếu va chạm mạnh => khi còn mới nên dán nilon chống xước, lắp thêm bảo vệ thân xe để hạn chế vỡ vỏ nếu xảy ra va chạm.
2. Lốp xe: không chở hàng quá nặng, ấp suất bánh xe để theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất tùy theo loại xe, loại lốp. Tránh để thiếu áp suất dẫn đến tình trạng xe bị ì, khi đi bị lắc, giảm tuổi thọ của lốp. Thừa áp suất => đi xe bị sóc, nhảy, ê tay, giảm tuổi thọ lốp.
3. Thay dầu: dầu có tác dụng là bôi trơn và tản nhiệt. Qua quá trình sử dụng dầu dần mất đi tính năng này, nếu không thay sẽ làm giảm tuổi thọ động cơ nghiêm trọng. Định kỳ cần thay dầu theo mức độ sử dụng. Nếu thường xuyên đi đường xa động cơ sẽ phải hoạt động liên tục trong thời gian dài => dầu sẽ nóng hơn => tuổi thọ của dầu giảm nhanh hơn => cần thay dầu khoảng 1000km một lần. Nếu hành trình xe ngắn => tuổi thọ dầu cao hơn => cần thay dầu khoảng 1500km một lần.
4. Ắc quy: là bộ phận lưu điện để điều khiển hoạt động của xe và khởi động xe (đề). Chất lượng ắc quy phụ thuộc vào loại ắc quy (ắc quy khô bền hơn ắc quy nước), hãng sản xuất, và thời gian sử dụng (thường xuyên sử dụng sẽ bền hơn ít sử dụng, sử dụng quá nhiều hoặc không sử dụng sẽ làm giảm tuổi thọ ắc quy).
5. Má phanh: là bộ phận để giảm tốc độ xe. Độ bền của má phanh phụ thuộc hãng sản xuất và số lần sử dụng. Để tăng tuổi thọ cho má phanh thì không nên đi “phóng nhanh – phanh gấp” vừa nguy hiểm vừa nhanh mòn má phanh. Nên đi tốc độ vừa phải, quan sát chướng ngại vật hoặc điểm dừng phía trước để điều chỉnh tốc độ xe sao cho khi muốn dừng chỉ cần phanh nhẹ là được.
6. Đĩa phanh: phụ thuộc vào chất lượng loại đĩa và chất lượng má phanh. Nên thay má phanh khi cần thiết ngay để đi xe an toàn hơn và không ảnh hưởng tới đĩa phanh. Khi má phanh cũ nó sẽ tạo nên những vết sâu vào đĩa phanh, làm hỏng đĩa phanh vì khi đó có thay má phanh mới vào thì chất lượng phanh cũng không còn tốt và an toàn nữa. Nên thay đĩa phanh khi thấy quá mòn hoặc có nhiều rãnh do má phanh tạo ra.
7. Giảm sóc: Không chở đồ vật nặng hơn mức quy định của giảm sóc đang dùng. Ngoài việc làm hỏng giảm sóc mà với trọng lượng như vậy việc di chuyển bằng xe máy đã bị mất an toàn.
8. Động cơ: là nơi sinh ra lực để cho xe di chuyển. Để động cơ bền thì phải thay dầu xe đúng định kỳ và điều chỉnh tốc độ xe hợp lý. - Buổi sáng hoặc sau một thời gian dài xe không hoạt động: khi khởi động xe nên để cho máy nổ nhỏ không tải khoản 30 giây để cho dầu máy bôi trơn trước khi sử dụng. - Với xe số: nên bắt đầu di chuyển bằng số nhỏ rồi mới lên số lớn hơn (nên bắt đầu bằng số 2 với địa hình bằng phẳng). Nếu để số lớn (3 hoặc 4) rồi kéo ga mạnh để đi làm cho máy quá tải rất hại cho động cơ và hộp số. - Với xe số: Chuyển đổi giữa các số xe phù hợp với tốc độ hiện tại: khi chuyển số phải nhả hết tay ga, chuyển số nhanh, dứt khoát. Nếu chuyển số không phù hợp với tốc độ hiện tại sẽ làm cho xe giật, kẹt số có thể gây vỡ hộp số và gây tai nạn. - Với xe số: khi mới di chuyển, chở hàng nặng, lên dốc phải dùng số nhỏ (số 1 hoặc 2) - Với xe ga nên kéo ga nhẹ nhàng để bắt đầu đi, vừa an toàn vừa bảo vệ cho máy. - Khi di chuyển nên tăng giảm ga nhẹ nhàng và từ từ, tránh thốc ga, xe sẽ tăng tốc đột ngột vừa tốn xăng, hại máy lại không kiểm soát được tốc độ dễ gây ra tai nạn.
8. Khi di chuyển qua đoạn đường ngập nước quá ống xả xe máy => kéo mạnh ga (với xe số: về số 1 hoặc 2) đi qua chỗ ngập, chú ý trong quá trình di chuyển không giảm hết ga để tránh chết máy. Nếu cảm thấy lực cản quá lớn hoặc sắp bị chết máy thì nhanh tay tắt chìa khóa điện, xuống xe dắt qua chỗ ngập, không cố nổ máy khi xe đang bị ngập nước. Nếu bị chết máy khi đang di chuyển => tắt chìa khóa điện => dắt xe qua chỗ ngập => thử khởi động lại xe, nếu xe khởi động được (có thể phải lau bugi nếu bị ướt) thì nên đến ngay tiệm sửa chữa xe để bảo dưỡng và thay dầu (vì nước có thể đã vào buồng đốt nếu không thay sẽ làm giảm tuổi thọ máy).
9. Bảo quản xe tại nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc để ngoài trời mưa. Trong nước mưa có axit dễ làm gỉ các bộ phận của xe, trời nắng làm lão hóa cốp xe, vỏ xe, lốp xe, làm bong vết vá trên lốp và có thể bị nổ lốp.
10. Khi mới đi thời gian dài làm máy rất nóng => không nên rửa xe hoặc xì nước để làm mát máy. Điều đó làm máy đang nóng bị lạnh đột ngột => bị biến dạng không đều có thể gây nên nứt, vỡ, hỏng máy.
11. Thường xuyên rửa xe để rửa trôi vết bẩn bám vào gây gỉ sét, sau khi rửa nên xì khô để bảo vệ những linh kiện như các công tắc, ổ khóa khỏi bị ướt.