Những ngày lễ ở Việt Nam năm 2019

Bài viết này bietuot.vn cung cấp cho bạn thông tin về những ngày cần lưu ý trong năm
I. Những ngày lễ lớn toàn dân ở Việt Nam năm 2019
II. Tổng hợp những ngày lễ theo dương lịch
III. Những lễ hội lớn trong cả nước


I. Những ngày lễ lớn toàn dân ở Việt Nam năm 2020
sttTên ngày lễThứDương lịchÂm lịch
1Tết dương lịch41/1/20207/12/2019
2Chiến thắng Khơ me Đỏ37/1/197913/12/2019
3Tết âm lịch624/1/202030/12/2019
4Tết âm lịch725/1/20201/1/2020
5Tết âm lịchCN26/1/20202/1/2020
6Tết âm lịch227/1/20203/1/2020
7Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam23/2/193010/1/2020
8Tết Nguyên Tiêu (Lễ Thượng Nguyên)78/2/202015/1/2020
9Ngày lễ tình yêu614/2/202021/1/2020
10Trung Quốc xâm lược(17/2/1979 đến 18/3/1979)217/2/197924/1/2020
11Ngày Quốc tế Phụ nữCN8/3/191015/2/2020
12Tết Hàn Thực526/3/20203/3/2020
13Ngày cá tháng Tư41/4/20209/3/2020
14Giỗ Tổ Hùng Vương52/4/202010/3/2020
15Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 530/4/1978/4/2020
16Ngày quốc tế lao động61/5/18869/4/2020
17Ngày của MẹCN10/5/202018/4/2020
18Quốc tế thiếu nhi21/6/202010/4/2020N
20Ngày của BốCN14/6/202023/4/2020N
21Tết Đoan Ngọ525/6/20205/5/2020
22Ngày gia đình Việt NamCN28/6/20118/5/2020
23Ngày thương binh, liệt sĩ227/7/20207/6/2020
24Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và  Ngày Công an nhân dân)419/8/19451/7/2020
25Ngày Quốc khánh 42/9/194515/7/2020
26Lễ Vu Lan42/9/194515/7/2020
27Tết Trung Thu51/10/202015/8/2020
28Giải phóng thủ đô710/10/195424/8/2020
29Thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam320/10/19304/9/2020
30Ngày Hallowen731/10/202015/9/2020
31Ngày cầu hôn411/11/202026/9/2020
32Ngày Nhà giáo Việt Nam620/11/20206/10/2020
33Ngày lễ Giáng sinh524/12/202011/11/2020
34    


II. Tổng hợp những ngày lễ theo dương lịch Việt Nam 2020
sttTên ngày lễThứDương lịchÂm lịch
1Tết dương lịch41/17/12/2019
2Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa26/1/194612/12/2019
3Chiến thắng Khơ me Đỏ37/1/194613/12/2019
4Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt nam.59/1/194615/12/2009
5Khởi nghĩa Đô Lương213/1/194119/12/2019
6Việt Nam gia nhập WTO711/1/200717/12/2019
7Ký hiệp định Paris227/1/19733/1/2020
8Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam23/2/193010/1/2020
9Lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam78/2/194115/1/2020
10Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc 217/2/197924/1/2020
11Ngày thầy thuốc Việt Nam527/2/19555/2/2020
12Ngày lễ tình yêu614/221/1/2020
13Ngày Quốc tế Phụ nữCN8/3/191015/2/2020
14Khởi nghĩa Ba Tơ411/3/194518/2/2020
15Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc418/3/197925/2/2020
16Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh526/3/19313/3/2020
17Ngày cá tháng Tư41/49/3/2020
18Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước725/4/19763/4/2020
19Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 530/4/19758/4/2020
20Ngày quốc tế lao động61/5/18869/4/2020
21Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ57/5/195415/4/2020
22Chiến thắng chủ nghĩa Phát xít79/5/195417/4/2020
23Ngày của MẹCN10/518/4/2020
24Thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh615/5/194123/4/2020
25Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn 319/5/195927/4/2020
26Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 319/5/189027/4/2020
27Thành lập mặt trận Việt Minh319/5/194127/4/2020
28Quốc tế thiếu nhi21/610/5/2020
29Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước65/6/191114/5/2020
30Ngày của BốCN14/623/5/2020
31Ngày báo chí Việt NamCN21/6/19251/5/2020
32Ngày gia đình Việt Nam728/6/20118/5/2020
33Ngày thương binh, liệt sĩ227/77/6/2020
34Thành lập công đoàn Việt Nam328/7/19298/6/2020
35Ngày Việt Nam gia nhập AseanCN28/7/199526/6/2019
36Ngày truyền thống công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng51/8/19301/7/2019
37Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và  Ngày Công an nhân dân)219/8/194519/7/2019
38Ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng320/8/198820/7/2019
39Ngày Quốc khánh 22/9/19454/8/2019
40Ngày Bác Hồ mất 22/9/19694/8/2019
41Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam310/9/195512/8/2019
42Xô Viết Nghệ Tĩnh512/9/193014/8/2019
43Việt Nam trở thành thành viên Liên hiệp quốc620/9/197722/8/2019
44Nam Bộ kháng chiến423/9/194525/8/2019
45Khởi nghĩa Bắc Sơn627/9/194029/8/2019
46Ngày quốc tế người cao tuổi31/10/19913/9/2019
47Giải phóng thủ đô510/10/195412/9/2019
48Ngày hội Nông dân Việt Nam214/10/193016/9/2019
49Ngày truyền thống Hội thanh niên Việt Nam315/10/195617/9/2019
50Thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt NamCN20/10/193022/9/2019
51Ngày nhà giáo Việt Nam420/1124/10/2019
52Khởi nghĩa Nam Kỳ723/11/194027/10/2019
53Thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam723/11/194627/10/2019
54Ngày thế giới phòng chống AIDSCN1/126/11/2019
55Ngày Toàn quốc kháng chiến 519/12/194624/11/2019
56Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam 620/12/194625/11/2019
57Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam CN22/12/194627/11/2019
58Ngày hội Quốc phòng toàn dânCN22/12/198927/11/2019


III. Những lễ hội lớn, đặc sắc trong cả nước
sttTên ngày lễThứDương lịchÂm lịch
1Lễ hội Lồng Tồng
Là lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày, được tổ chức thường niên vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương. Lễ hội là dịp để bà con khắp nơi cầu phúc lộc, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm hạnh phúc. Nhiều trò chơi dân gian cổ truyền như ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn… được tổ chức trong lễ hội này.
  Tháng Giếng, đầu tháng 2
2Lễ hội cầu an bản Mường
Là lễ hội truyền thống của bà con dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Lễ hội cầu an bản Mường là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm; được gắn với tục giết trâu và tạ thần linh thể hiện qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng… Lễ hội có nhiều hoạt động liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, mùa màng hay sức khỏe của cả cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội.
  Cuối tháng Giêng, đầu tháng 2
3Lễ hội hoa ban
Hay còn được gọi là hội Xên bản, Xên mường – một lễ hội của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội được tổ chức vào mùa hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, tức là vào dịp tháng Hai âm lịch. Lễ hội hoa ban được mệnh danh là ngày hội của tình yêu đôi lứa, ngày hội của hạnh phúc gia đình, hội cầu mùa màng tươi tốt, cuộc sống no ấm nơi bản mường, và cũng là dịp để bà con và du khách tham gia các trò chơi, thi tài, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng.
  Tháng 2
4Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) – Phú Thọ
Hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba”, và hễ nhắc đến câu ca dao này là ai ai cũng nhớ đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đây là một trong những lễ hội lớn mang tính chất quốc gia, được tổ chức hàng năm nhằm để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.

Không biết từ bao giờ, phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành một truyền thống văn hoá ở nước ta. Cứ vào mùa xuân là lễ hội diễn ra và kéo dài từ mùng 8 – 11/03 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Lễ hội hàng năm thu hút rất đông lượt khách du lịch trong nước và quốc tế thành tâm về chiêm bái.
  10/3
5Lễ hội chùa Hương – Hà Nội (Mỹ Đức, Hà Tây cũ)
Mùa xuân đi trảy hội chùa Hương đã không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Bắc nói riêng. Khi hội chùa Hương không phải chỉ để đi lễ Phật, mà còn để thưởng ngoạn những cảnh đẹp của sông núi nơi đây, để cảm nhận những sự tuyệt vời đến bình yên của thiên nhiên mang lại cho mỗi chúng ta ở vùng đất này.

Lễ hội Chùa Hương hàng năm đều diễn ra từ 6 tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Được đánh giá là một trong những lễ hội diễn ra trong thời gian dài nhất, thu hút đông đảo du khách đổ về đây đề đi lễ cầu tài, cầu lộc kết hợp với du lịch thưởng ngoạn.
  Tháng 1,2,3
6Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh
Nhắc đến Yên Tử người ta lại nhớ đến câu: “Trăm năm tích đức tu hành – Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” quả không sai. Đến Quảng Ninh, ngoài vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, thì không thể không nhắc đến Thiền Viện Trúc Lâm – chốn linh thiêng mà bất cứ Phật tử nào cũng mong muốn được viếng thăm dù chỉ một lần.

Tương truyền, Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt xa xưa, là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Đến lễ hội chùa Yên Tử, du khách sẽ có cơ hội được thoát ra khỏi thế giới trần tục, để thực hiện cuộc hành hương tôn giáo độc đáo giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ.

Hàng năm, lễ hội kéo dài từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch, thu hút nhiều du khách thập phương đến viếng Chùa vào mùa du lịch lễ hội tại Việt Nam.
  Tháng 1,2,3
7Hội gò Đống Đa – Hà Nội
Là một lễ hội chiến thắng, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ những chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng áo vải trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhiều trò chơi vui khỏe được tổ chức trong lễ hội để thể hiện tinh thần thượng võ. Đặc biệt, trò rước Rồng lửa Thăng Long được cho là độc đáo, ấn tượng nhất trong toàn lễ hội.

Hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết tại khu vực gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
  5/1
8Lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội
Khu di tích đền Gióng bao gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài Thánh Gióng, chùa Non Nước cùng các lăng bia đá ghi lại chi tiết về lịch sử và lễ hội đền Sóc. Năm 2011, hội Gióng đã vinh dự đón nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO công nhận.

Lễ hội đền Gióng được khai hội ngày 6/1 âm lịch hàng năm và tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết, vùng đất này là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi cởi bỏ áo giáp bay về trời. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách quốc tế.
  Ngày 6,7,8 tháng 1
9Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh  Bình
Là một lễ hội xuân, lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư nổi tiếng, diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Là một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính được đánh giá là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.

Vào mùa khai hội, hàng triệu phật tử trong cả nước cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính, để cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Trẩy hội chùa Bái Đính không dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà còn là ở sự tiếp xúc, hòa nhập giữa con người trước thiên nhiên rộng lớn một vùng.
  Tháng 1,2,3
10Hội Xoan – Phú Thọ
Hàng năm, cứ vào ngày 7/1 là diễn ra hội Xoan tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Đây là lễ hội tưởng nhớ nữ tướng tài giỏi Xuân Nương của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Lễ hội được bắt đầu với tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống thì người dân sẽ dọn cỗ chay gồm có củ mài và mật ong.

Vào ngày 10 tháng Giêng sẽ diễn ra trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng với các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông hấp dẫn, độc đáo của riêng hội Xoan.
  7/1
11Lễ hội Côn Sơn – Hải Dương
Lễ hội Côn Sơn (hay còn được biết đến với các tên gọi khác như lễ hội chùa Côn Sơn, lễ hội chùa Hun) được bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ – Huyền Quang, được tổ chức tại chùa Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự – chùa Côn Sơn, nằm dưới chân núi Côn Sơn.

Lễ hội chùa Côn Sơn được tổ chức hàng năm bởi cộng đồng cư dân phường Cộng Hòa, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và Ban Quản lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Lễ hội được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, kéo dài từ ngày 15 đến ngày 22 của tháng.
  15/1 đến 22/1
12Lễ hội Lim – Bắc Ninh
Là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, lễ hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

Qua nhiều năm, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, đến nay người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào ngày 13 tháng Giêng trùng với hội chùa Lim. Vì vậy mà có hội Lim và đây cũng là một hội hàng tổng độc đáo của vùng.
  13/1
13Lễ hội đền Trần – Nam Định
Được gọi với tên khác là lễ Khai ấn đền Trần, lễ hội ở đền Trần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được cử hành trang nghiêm cùng các lễ rước từ các đình, đền xung quanh tập trung lại và lễ tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương bao gồm 14 cô gái đồng trinh. Các phần hội của đền Trần với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú như diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ…

Lễ hội đền Trần cũng là dịp để mỗi người dân Nam Định nói riêng và người dân Việt Nam nói chung tự hào mỗi khi nhớ về cội nguồn và về các vị vua, tướng thời Trần.
  Ngày 13, 14, 15 tháng 1
14Hội chùa Keo – Thái Bình
Là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam, chùa Keo nằm tại địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Gác chuông của chùa Keo cũng là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo hiếm có giữa màu xanh bạt ngàn của vùng quê lúa Thái Bình.

Lễ hội chùa Keo với tục thờ thiền sư Không Lộ, có sức cuốn hút mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng ghé thăm. Lễ hội được tổ chức 2 kỳ trong năm: Hội xuân được tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán còn Hội thu được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9.

Ngoài lễ Phật, hội chùa Keo còn có các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp như các trò thi bắt vịt, nấu cơm và ném pháo.
  13, 14, 15 tháng 9
15Lễ hội Bà chúa Kho – Bắc Ninh
Là một lễ hội lớn tại miền Bắc, có ý nghĩa nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Tục lệ “cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho” đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền bà chúa Kho nằm tại địa phận làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Lễ hội Bà chúa Kho khai hội vào 14/1 âm lịch với các tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) để “cầu tài phát lộc” cho một năm làm ăn phát đạt.
  14/1
16Hội Chùa Thầy – Hà Nội (Quốc Oai, Hà Tây cũ)
Chùa Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội chừng 20 km về phía Tây Nam, đi dọc theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Đến đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức những màn rối nước đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Du khách sẽ được biết đến các tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật…

Hội chùa Thầy hàng năm được tổ chức từ ngày 5 đến 7 tháng Ba âm lịch. Lễ hội được bắt đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn (một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc).

Ngoài những lễ hội kể trên, du khách thập phương có thể ghé thăm nhiều những lễ hội khác như hội Hoa Vị Khê – Nam Định, hội chợ Viềng – Nam Định, lễ hội Cổ Loa (Hà Nội), lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – Hải Phòng…
  Ngày 5, 6, 7 tháng 3
17Lễ hội cầu Ngư
Là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ (thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ba năm một lần làng lại tổ chức đại lễ rất linh đình.

Lễ hội để tưởng nhớ Trương Quý Công (biệt danh là Trương Thiều) – vị thành hoàng của làng. Ông là người gốc Thanh Hoá, đã có công dạy cho dân nghèo cách đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội cầu Ngư có các trò chơi mô tả cảnh sinh hoạt của nghề đánh cá, đặc sắc là hình ảnh “bủa lưới” mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.
  12/1
18Lễ hội Lam Kinh
Diễn ra tại khu di tích Lam Kinh (thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), mảnh đất quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều danh tướng nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Địa danh Lam Kinh còn là khu di tích có quy mô lớn về các đời vua, hoàng tộc của thời nhà hậu Lê và các danh tướng đương thời.

Vào ngày 22 tháng 8 âm lịch hàng năm, nhân dân các vùng ở miền Bắc nô nức kéo về điện Lam Kinh để dự lễ tưởng niệm Lê Lợi và các danh tướng nhà Lê – những người đã có công lao đánh tan giặc Minh xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, và xây dựng đất nước.

Trong lễ hội, phần nghi thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về đền thờ được tổ chức rất trang trọng, uy nghiêm. Kết thúc phần lễ dâng hương tưởng niệm, du khách sẽ có dịp tham quan quần thể di tích Lam Kinh, xem các điệu múa như múa Xuân Phả hay chơi các trò chơi dân gian truyền thống như Bình Ngô phá trận…
  22/8
19Lễ hội Dinh Thầy – Thím
Từ lâu, lễ hội này đã trở thành nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của tỉnh Bình Thuận. Vào ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm, ngay chính tại khu di tích lịch sử – văn hóa Dinh Thầy – Thím (xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận) lại diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ của Thầy – Thím.

Vào dịp lễ hội, đông đảo người dân địa phương và du khách đến cầu nguyện sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình, họ hàng và công việc làm ăn hanh thông. Ngoài các nghi lễ xưa vẫn được bảo tồn, trong phần hội còn có nhiều trò chơi dân gian thu hút như: chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, múa rồng… tạo nên không khí lễ hội sôi động.
  Ngày 14, 15, 16 tháng 9
20Lễ hội Katê
Là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi có đông đảo đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Được tổ chức tại tháp Poklong Garai hoặc các tháp Chàm khác, lễ hội Katê (tên khác là lễ tưởng niệm đấng cha) diễn ra vào ngày 1-7 Chăm lịch (khoảng từ 25-9 đến 5-10 dương lịch) hàng năm.

Lễ hội Katê để tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà, thần linh cùng các vua Pôklông Garai, vua Prôme. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhân dân các vùng lân cận sẽ tụ tập lên tháp làm lễ đơn giản.

Các thầy cúng sẽ tiến hành lễ cúng tế ở ngoài sân sau khi các thầy coi về đạo giáo. Sau đó thì du khách vào tháp, tận mắt chứng kiến bà bóng và thầy cúng tắm rửa, thay áo cho vua Poklong Garai (tượng đá), đọc kinh và hát những bài hát dân ca. Nghi lễ này được kết thúc bằng điệu múa thiêng liêng của bà bóng trong tháp.
  Ngày 1-7 Chăm lịch (khoảng từ 25-9 đến 5-10 dương lịch)
21Lễ cơm mới
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, thần lúa là được tôn trọng không kém các thần khác. Sau khi thu hoạch hàng năm, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, để tạ ơn thần, và thể hiện sự vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình mệt nhọc.

Lễ mừng thu hoạch của người Mạ là lễ hội lớn nhất trong năm và thường kéo dài 7 ngày. Lễ ăn cơm mới của người Bana chỉ diễn ra trong ba ngày, khi đã bắt đầu thu hoạch. Và lễ Sơmắh Kek diễn ra khi gặt lúa đại trà. Cuối cùng là lễ đóng cửa kho.
   
22Hội đua voi
Được tổ chức hằng năm vào tháng Ba âm lịch, hội diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa nằm ven dòng sông Sêvepốc.
Trước khi vào cuộc đua, một tiếng tù và cất lên, từng tốp voi được nhưng người quản tượng điều khiển đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát, những chú voi sẽ thi nhau phóng về phía trước trong tiếng chiêng, trống, hò reo cổ vũ vang cả núi rừng.
  Tháng 3
23Lễ hội đâm trâu
Là lễ hội khá phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và ở phía Bắc của vùng Đông Nam bộ. Lễ đâm trâu diễn ra vào lúc nông nhàn (khi mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới), tức vào khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch. Đối với đồng bào các dân tộc ở tây Nguyên, con trâu thường được sử dụng làm vật tế thần linh bởi chúng biểu tượng cho sự phồn thịnh. Thịt trâu được người dân trong buôn chia nhau để ăn mừng.

Sau các nghi thức cúng thần linh, con trâu được dắt ra cột ở gốc cây nêu giữa sân. Tất cả già, trẻ, trai gái trong bản cùng nhảy múa trong tiếng nhạc của cồng, chiêng. Sau đó, một đội đâm trâu được trang bị giáo mác và đều là những chàng trai trẻ, sẽ vào sân để bắt đầu tiến hành đâm trâu.
  Khoảng tháng 3 tháng tư
24Lễ hội Dinh Cô
Là một khu đền có kiến trúc khá hoành tráng nằm hai bên bờ biển Long Hải (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là nơi thờ một cô gái giàu lòng nhân ái, bị nạn sau một lần đi biển. Hàng năm, lễ hội Dinh Cô kéo dài 2 ngày từ 10 đến 12 tháng Hai âm lịch, được ngư dân Long Hải tổ chức theo nghi thức cổ truyền.

Các vị cao niên (chủ lễ) thường mặc lễ phục trang nghiêm và có những lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Sau đó, bắt đầu lễ nghinh Cô ngoài biển với những thuyền hoa lộng lẫy.
  10, 11, 12 tháng 2
25Lễ hội Bà Chúa Xứ
Là lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư âm lịch hàng năm. Trong những ngày lễ diễn ra tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam (tỉnh An Giang), nhiều hoạt động văn hóa như múa bóng, hát bội diễn ra.

Đêm ngày 23, nghi thức tắm Bà diễn ra thu hút đông đảo người xem. Sau đó tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Lễ vía Bà hàng năm thu hút du khách thập phương đến tham dự lễ hội dân gian, cầu tài lộc, và cũng là dịp chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam và các di tích lịch sử xung quanh như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An…
  Đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư âm lịch hàng năm.
26Lễ hội Ok Om Bok
Lễ hội có tên khác là lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, được tổ chức vào đúng hôm rằm và được bắt đầu từ khi trăng lên.
Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, mặt trăng được biết là thần bảo vệ mùa màng, nên người Khmer thường tổ chức lễ hội Ok Om Bok vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm như để cảm ơn các vị thần đã cho mưa thuận, gió hòa và mùa bội thu… Theo phong tục của người Khmer, sau lễ cúng Trăng sẽ là hội đua nge ngo, thu hút hàng chục vạn người tham gia hưởng ứng.
  Ngày 15/10

 

Nqan

thời sự ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview