Âm thanh là gì, Vì sao chúng ta nghe thấy âm thanh?

Những gì ta nghe thấy gọi là âm thanh…
- Trong các vật chất rắn, lỏng, khí… chứa các phân tử, nguyên tử hay các hạt. Khi có lực tác động lên các hạt này chúng sẽ bị dao động, những hạt này lại truyền dao động cho những hạt xung quanh, cứ như vậy sẽ tạo thành sự truyền dao động đi xa khỏi nguồn ban đầu. Hiện tượng này gọi là sóng âm thanh. Âm thanh giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).









- Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz. Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.
- Cường độ âm (I) là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là Ben (B), tuy nhiên trong thực tế, người ta thường dùng đơn vị dexiben(dB) do giá trị của đại lượng này khá nhỏ.
- Tùy vào tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ của sóng âm mà nó hình thành nên những loại âm thanh phân biệt khác nhau. Đối với thính giác của người, âm thanh nghe được có tần số trong dải từ khoảng 16 Hz đến khoảng 20 000 Hz lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não phân tích thành âm thanh nghe thấy.
- Sóng âm có thể truyền được trong mọi môi trường vật chất, vận tốc âm thanh truyền qua các chất lỏng luôn lớn hơn các chất khí và nhỏ hơn các chất rắn. Trong chân không không có các hạt được cấu tạo liên kết với nhau nên sóng âm không thể truyền qua được.
• Độ cao của âm: Đặc trưng cho độ trầm bổng của âm. Độ cao của âm do tần số của âm quyết định. Âm cao hay thấp phụ thuộc vào tần số âm.
• Độ to của âm: Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của âm (năng lượng). Là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của âm về mặt sinh lý (gây ra cảm giác âm).
• Âm sắc: Là đại lượng đặc trưng cho sắc thái của âm (Du dương hay thô kệch, trong hay đục)

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview