Bách khoa tri thức - Kiến thức cơ bản về hệ Mặt Trời

+ Giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản, dễ hiểu, bao quát nhất, giúp bạn dễ dàng hình dung được không gian hệ Mặt Trời rộng lớn.
- Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất, năng lượng và không gian hiện có, được coi là một tổng thể. Vũ trụ hiện tại chưa xác định được kích thước, nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước.
- Vũ trụ bao gồm các thiên hà, hành tinh, sao, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. 


- Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28,5 tỷ parsec (93 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại và ước tính có khoảng 2 nghìn tỉ thiên hà và khoảng 3×10 23 ngôi sao. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn.


- Dải Ngân Hà (Milky Way) nơi chứa hệ Mặt Trời là một phần của một cụm thiên hà có tên gọi Nhóm thiên hà Địa phương (Local Lagactic Group), bao gồm cả thiên hà Tiên nữ (Andromeda, M 31) và khoảng 45 thiên hà khác, trong đó có cả hai đám mây Magellan lớn và Magellan nhỏ. Nhóm các thiên hà được liên kết nhờ lực hấp dẫn và chính lực cơ bản này đã liên kết các nhóm thiên hà để hình thành nên Siêu đám thiên hà (Supercluster). Nhóm Địa phương là một phần của Siêu đám thiên hà Xử Nữ (Virgo).


- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là 1 hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của 1 đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

Sự hình thành của Hệ Mặt Trời:


- Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc một đám mây phân tử khổng lồ. Hầu hết khối lượng suy sụp tích tụ ở trung tâm, tạo nên Mặt Trời, trong khi phần còn lại dẹt ra hình thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh tiến hóa dần thành các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và các tiểu thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời.
- Một hoặc nhiều vụ nổ siêu tân tinh đã xảy ra gần Mặt Trời khi nó đang hình thành. Sóng xung kích từ siêu tân tinh đã kích hoạt sự hình thành Mặt Trời bằng việc tạo nên những vùng đậm đặc hơn bên trong đám mây, khiến cho các vùng này co sụp lại. Tinh vân quay ngày càng nhanh trong lúc co lại, khi vật liệu bên trong tinh vân ngưng tụ, các nguyên tử trong nó va đập với tần số tăng dần, chuyển động năng của nó thành nhiệt. Tâm của nó, nơi chứa phần lớn khối lượng, trở nên ngày càng nóng hơn phần đĩa bao quanh. Trong khoảng 100 nghìn năm, sự cạnh tranh giữa lực hấp dẫn, áp suất khí, từ trường và sự quay khiến cho tinh vân dẹt ra thành một đĩa tiền hành tinh với đường kính 200 AU và tạo nên một tiền sao (một ngôi sao chưa bắt đầu tổng hợp hiđrô) ở tâm.
- Trong vòng 50 triệu năm, nhiệt độ và áp suất trong lõi Mặt Trời trở nên rất lớn, đủ để kích hoạt hidrô phản ứng nhiệt hạch, tạo ra nguồn năng kéo dài tới ngày nay.

Sự hình thành các hành tinh

- Các hành tinh khác nhau được tạo ra từ tinh vân Mặt Trời, đám mây bụi khí dạng đĩa còn lại sau khi Mặt Trời hình thành. Các hành tinh khởi đầu từ những hạt bụi quay xung quanh tiền sao. Do va đập vào nhau, các hạt này gắn kết thành những khối đường kính lên tới 200 mét, và đến lượt mình các khối này va đập tạo thành những vật thể lớn hơn (planetesimal tức vi thể hành tinh) lớn chừng 10 km.Các vật thể này tiếp tục lớn dần thông qua va chạm trong khoảng vài triệu năm sau đó.
- Phía trong Hệ Mặt Trời, khu vực trong vòng 4 AU từ tâm hệ, do nhiệt độ cao nên nước và merhan không ngưng tụ do đó các hành tinh sinh ra ở đây chỉ có thể tạo ra từ những hợp chất có điểm nóng chảy cao, như các kim loại sắt, nickel, và nhôm cùng những dạng đá silicate. Những vật thể rắn này trở thành các hành tinh đất đá (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa). Vì các hợp chất này rất hiếm trong vũ trụ (0,6% khối lượng tinh vân) cho nên các hành tinh đất đá không thể phát triển lớn được. Các vật thể phôi thai (tức tiền hành tinh) của các hành tinh đất đá lớn lên cỡ 0,05 khối lượng Trái Đất (M⊕) và ngừng tích tụ vật chất khoảng 100 000 năm sau khi Mặt Trời hình thành; những sự va chạm và kết hợp sau đó giữa các vật thể kích thước hành tinh cho phép chúng lớn lên thành kích thước hiện tại.
- Khi các hành tinh đất đá hình thành, chúng vẫn ngập chìm trong đĩa khí bụi. Chất khí chịu ảnh hưởng của áp suất và quay quanh Mặt Trời không nhanh bằng các hành tinh. Sức cản sinh ra giữa chúng khiến cho các hành tinh dần dần dịch chuyển vào các quỹ đạo mới và dần ổn định như ngày nay.
- Phía ngoài Hệ Mặt Trời có các hành tinh khí khổng lồ (Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương) nơi vật chất có nhiệt độ đủ thấp để cho các hợp chất dễ bay hơi nằm ở thể rắn, những nguyên tố phổ biến nhất được giữ lại tạo thành những hành tinh khổng lên tới 4 M⊕ trong khoảng 3 triệu năm. Ngày nay, bốn hành tinh khí khổng lồ, với tổng khối lượng bằng 445,6 M⊕, chiếm suýt soát 99% tổng khối lượng các vật thể quay quanh Mặt Trời.
- Sau khoảng từ 3 tới 10 triệu năm, gió Mặt Trời dọn dẹp hết khí và bụi trong đĩa tiền hành tinh, thổi chúng vào không gian liên sao, chấm dứt sự lớn lên của các hành tinh mới.

Các thành phần chính của Hệ Mặt Trời: Mặt Trời > Sao Thủy > Sao Kim > Trái Đất > Sao Hỏa > Ceres > Sao Mộc > Sao Thổ > Sao Thiên Vương > Sao Hải Vương > Sao Diêm Vương > HaumeaMakemake > Eris

I. Mặt Trời

- Mặt Trời nằm ở vị trí trung tâm của hệ và nó là vật thể lớn nhất, chiếm 99,8% khối lượng của cả hệ. Mặt Trời là một quả bóng lửa khổng lồ có năng lượng sinh ra từ các phản ứng hạt nhân. Nhờ có năng lượng tỏa ra từ Mặt Trời mà sự sống trên Trái Đất được duy trì.
- Mặt Trời là ngôi sao reo sự sống. Nó là ngôi sao lùn màu vàng tạo nên bởi các loại khí: 91% là hydrogen và 8,9% là helium. So với các ngôi sao khác, kích thước của Mặt Trời khá nhỏ và nó chỉ là một trong hàng trăm tỷ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, hay còn gọi là dải Ngân Hà.
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến hố đen siêu khối lượng tạo nên trung tâm thiên hà của chúng ta là khoảng 25.000 đến 30.000 năm ánh sáng.
- Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Ngày 3 tháng 1 trong một năm khoảng cách này ngắn nhất (cận nhật (khoảng)): 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) và ngày 4 tháng 7 ở điểm tới xa nhất (viễn nhật (khoảng)) là 152,1 triệu kilômét (1,017 AU).
- Mặt trời quay quanh Ngân Hà với chu kỳ 240 triệu năm hay một "năm thiên hà". Trong suốt vòng đời mặt trời được cho là đã hoàn thành 18-20 vòng quỹ đạo và 1/1250 vòng kể từ khi xuất hiện loài người. Tốc độ của Hệ Mặt Trời quay quanh quỹ đạo Ngân Hà vào khoảng 220 km/s hay 0.073% tốc độ ánh sáng.
- Nếu hình dung hệ mặt trời to bằng bàn tay thì dải Ngân Hà to bằng lục địa Bắc Mỹ. Phạm vi ảnh hưởng sức hút của Mặt Trời trải rộng khoảng 122 đơn vị thiên văn (AU), trong đó 1AU là khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt Trời, hay tương đương 150 triệu km.

- Đường kính 1.392.700 km gấp 109 lần trái đất và có thể chứa 820.000 trái đất bên trong.
- Nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển.

II. Vòng trong Hệ Mặt Trời: Các hành tinh vòng trong
2.1 Sao Thủy (Mercury)

- Sao Thủy hay là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.
- Do hành tinh hầu như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng, bề mặt Sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong số các hành tinh, thay đổi từ −173 °C vào ban đêm tới 427 °C vào ban ngày. Bề mặt hành tinh có rất nhiều hố va chạm nhìn trông giống như bề mặt của Mặt Trăng, và hành tinh không còn hoạt động địa chất trong hàng tỷ năm trước.
- Trên Sao Thủy không có sự biến đổi thời tiết theo mùa như ở các hành tinh khác bởi vì nó không có bầu khí quyển đáng kể.
- Bởi vì quỹ đạo Thủy Tinh nằm bên trong quỹ đạo Trái Đất (và của Sao Kim), khi nhìn từ Trái Đất hành tinh có lúc hiện lên vào buổi sáng hoặc vào buổi tối, nhưng không bao giờ có thể nhìn thấy lúc nửa đêm.
- Đường kính: 4.878 km, diện tích bề mặt bằng 0.147 Trái đất, áp suất bề mặt rất nhỏ, hấp dẫn bề mặt 3,7 m/s2, 0,38 g
- Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất
- Khoảng cách từ sao Thủy đến Trái Đất là 5.1 phút ánh sáng.
- Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã

2.2 Sao Kim (Venus)

- Sao Kim còn gọi là sao Thái Bạch là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Nó là thiên thể tự nhiên sáng thứ hai trong bầu trời tối sau Mặt Trăng. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.
- Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric, và không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến. Mật độ không khí trong khí quyển của nó lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là CO2. Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 462 °C, Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Một số nhà khoa học từng cho rằng Sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên và thoát ra ngoài vũ trụ. Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.
- Hấp dẫn bề mặt 8,87 m/s2 - 0,904 g
- Áp suất khí quyển bề mặt 9,2 Mpa gấp 92 lần trái đất
- Nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 462 °C
- Khoảng cách từ sao Kim đến Trái Đất là 2.3 Phút ánh sáng.
- Đường kính: 12.104 km, diện tích bề mặt: 4,60×108 km2 = 0,902 Trái Đất
- Quỹ đạo: −243,018 5 ngàyTrái đất (quay ngược)
- Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã.

2.3 Trái đất

- Trái Đất hay Địa Cầu ( tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.
- Bầu khí quyển giầu oxi, nước, nhiệt độ và áp suất phù hợp lại có tầng ozon bảo vệ nên rất phù hợp cho sự sống. Trái đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.
- Đường kính trung bình: 12.742,02 km
- Diện tích bề mặt: 312 369 000 km²
- Quỹ đạo: 365,24 ngày
- Diện tích  
+Toàn bộ bề mặt:  510 072 000 km²
+ Diện tích phần đất: 148 940 000 km² (29,2%)
+ Diện tích phần nước: 312 369 000 km² (70,8%)
- Nhiệt độ bề mặt: tối thiểu: -88°C - trung bình: 13.85°C - tối đa: 57.85°C
- Áp suất khí quyển tại bề mặt: 101,3 kPa
- Gia tốc trọng trường tại xích đạo: 9,780327 m/s²

2.4 Sao Hỏa (Mars)

- Sao Hỏa hay Hỏa tinh (tiếng Anh: Mars) là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó có rất nhiều sắt ôxít trên bề mặt nên có mầu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do độ nghiêng của trục quay tạo ra.
- Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ.
- Sao Hỏa có khả năng đã từng có nước lỏng bao phủ trên diện rộng ở bề mặt của nó. Năm 2005, dữ liệu từ tín hiệu radar cho thấy sự có mặt của một lượng lớn nước đóng băng ở hai cực, và tại các vũng vĩ độ trung bình. Robot tự hành Spirit đã lấy được mẫu các hợp chất hóa học chứa phân tử nước vào tháng 3 năm 2007. Tàu đổ bộ Phoenix đã trực tiếp lấy được mẫu nước đóng băng trong lớp đất nông trên bề mặt vào ngày 31 tháng 7 năm 2008.
- Sao Hỏa có hai vệ tinh: Phobos và Deimos, chúng là các vệ tinh nhỏ và dị hình.
- Sao Hỏa có thể dễ dàng nhìn từ Trái Đất bằng mắt thường, độ sáng của nó chỉ đứng sau so với Sao Mộc, Sao Kim, Mặt Trăng, và Mặt Trời.
- Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.
- Đường kính: 6.787 km.
- Chu kỳ quỹ đạo: 687 ngày Trái đất.
- Ngày: 24 giờ, phút 37
- Bán kính Xích đạo: 3.396,2 km = 0,533 Trái Đất
- Diện tích bề mặt: 144.798.500 km2 = 0,284 Trái Đất
- Hấp dẫn bề mặt  3,711 m/s², 0,376 g = 0.3 Trái Đất
- Nhiệt độ bề mặt: thấp nhất: −87°C, trung bình: −63°C, cao nhất: 20°C
- Áp suất khí quyển bề mặt: 0,636 (0,4–0,87) kPa
 
 2.5 Vành đai tiểu hành tinh

- Trong Hệ Mặt Trời, vành đai tiểu hành tinh bao gồm các tiểu hành tinh là các thiên thể nhỏ hơn hành tinh, thường không đủ khối lượng để giữ hình dạng hình cầu, có quỹ đạo nằm chủ yếu giữa quỹ đạo Sao Hoả và quỹ đạo Sao Mộc (giữa 2,3 và 3,3 AU từ Mặt Trời), và cấu tạo chủ yếu từ các khoáng chất không bay hơi.
- Tập hợp các tiểu hành tinh tạo thành vành đai các tiểu hành tinh. Vành đai chính có hàng nghìn các tiểu hành tinh lớn hơn 1 km, và hàng triệu các vật thể bé như bụi. Dù có số lượng lớn như vậy, tổng khối lượng của cả vành đai chính nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 1000 lần. Các tiểu hành tinh với đường kính nhỏ hơn 500 m được gọi là thiên thạch. Các thiên thạch và bụi có thể va quệt vào khí quyển Trái Đất và tạo ra các "cơn mưa" sao băng.

2.6 Ceres

- Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa. Hành tinh lùn này được Giuseppe Piazzi phát hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1801, và được đặt tên theo nữ thần Hy Lạp Ceres – nữ thần của cây cỏ, mùa màng và tình mẫu tử. Trong một nửa thế kỷ nó được cho là hành tinh thứ 8.
- Với đường kính khoảng 950 km (590 dặm), Ceres là vật thể lớn nhất và nặng nhất trong vành đai chính, và chiếm 32% tổng khối lượng vành đai chính. Các quan sát gần đây xác định được nó có dạng hình cầu, không giống như hình dạng bất định của các vật thể nhỏ hơn với lực hấp dẫn yếu hơn. Bề mặt của Ceres có thể là một hỗn hợp của băng nước và các khoáng vật hydrat khác nhau như carbonat và sét. Ceres có biểu hiện phân dị thành lõi đá và manti băng. Có thể có đại dương nước lỏng bên dưới bề mặt của nó.

3. Các hành tinh vòng ngoài hệ Mặt Trời
3.1 Sao Mộc (Jupiter)

- Ảnh tàu Cassini khi lướt qua Sao Mộc. Chấm tối là bóng của Europa. Vết Đỏ Lớn, một cơn bão tồn tại từ lâu có chiều quay ngược với các dải mây xung quanh, phía dưới bên phải. Các dải mây trắng, gọi là vùng, hay vùng khí nhẹ bay lên-mây cao; những dải mây màu đỏ nâu, gọi là vành đai, hay vùng khí thấp hơn-mây thấp. Vùng mây trắng chứa băng amoniac và những vùng mây thấp chưa biết rõ thành phần.
- Sao Mộc hay Mộc tinh (tiếng Anh: Jupiter) là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương được xếp vào hành tinh băng khổng lồ). Khi nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt Trăng và Sao Kim. (Sao Hỏa hầu như sáng bằng Sao Mộc khi Sao Hỏa ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất.)
- Sao Mộc chứa chủ yếu hiđrô khoảng 88–92% và 8–12% heli  và heli. Có thể có một lõi đá trong hành tinh chứa các nguyên tố nặng hơn, nhưng giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Mộc không có một bề mặt rắn định hình. Bởi vì có tốc độ tự quay nhanh, hình dạng của hành tinh có hình phỏng cầu dẹt (nó hơi phình ra tại xích đạo). Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên.
- Một đặc điểm nổi bật trên ảnh chụp của nó đó là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão khổng lồ được biết đến tồn tại ít nhất từ thế kỷ 17 khi các nhà thiên văn lần đầu tiên quan sát nó bằng kính thiên văn. Bao quanh Mộc Tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, bao gồm bốn vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galileo do nhà bác học Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát năm 1610. Ganymede, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy.
Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.
- Bán kính Xích đạo: 71.492 = 11,209 Trái Đất
- Diện tích bề mặt: 6,1419×1010 km2 = 121,9 Trái Đất
- Hấp dẫn bề mặt: 24,79 m/s2, 2,528 g
- Áp suất khí quyển bề mặt: 20–200 kPa (lớp mây)
- Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.
- Ngày: 9.8 giờ Trái đất.

3.2 Sao Thổ (Saturn)

- Sao Thổ (Saturn) là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời.
- Cấu trúc bên trong của Sao Thổ có lẽ bao gồm một lõi sắt, nikel và đá (hợp chất silic và ôxy), bao quanh bởi một lớp dày hiđrô kim loại, một lớp trung gian giữa hiđrô lỏng với heli lỏng và bầu khí quyển bên trên cùng. Hình ảnh hành tinh có màu sắc vàng nhạt là do sự có mặt của các tinh thể amoniac trong tầng thượng quyển. Tốc độ gió trên Sao Thổ có thể đạt tới 1.800 km/h, nhanh hơn trên Sao Mộc, nhưng không nhanh bằng tốc độ gió trên Sao Hải Vương.
- Sao Thổ có một hệ thống vành đai bao gồm chín vành chính liên tục và ba cung đứt đoạn, chúng chứa chủ yếu hạt băng với lượng nhỏ bụi và đá. Sao Thổ có 82 vệ tinh tự nhiên đã biết; trong đó 53 vệ tinh đã được đặt tên. Số lượng vệ tinh này không bao gồm hàng trăm tiểu vệ tinh ("moonlet") bên trong vành đai. Titan là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ và là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, nó cũng lớn hơn cả Sao Thủy và là vệ tinh tự nhiên duy nhất trong Hệ Mặt Trời có bầu khí quyển dày đặc.
- Sao Thổ được phân loại là hành tinh khí khổng lồ bởi vì nó chứa chủ yếu khí và không có một bề mặt xác định, mặc dù có thể có một lõi cứng ở trong. Tốc độ tự quay nhanh của hành tinh khiến nó có hình phỏng cầu dẹt; tại xích đạo của Sao Thổ phình ra và hai cực dẹt đi. Khoảng cách giữa hai cực so với đường kính tại xích đạo chênh nhau tới 10%— lần lượt là 54.364 km và 60.268 km.
- Do bầu khí quyển khổng lồ của nó chiếm đa số về thể tích hành tinh nên dù lõi của Sao Thổ có mật độ lớn hơn của nước nhưng khối lượng trung bình của nó vẫn nhỏ hơn khối lượng của nước.
- Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã.
- Bán kính Xích đạo: 60.268 km = 9,4492 Trái Đất
- Bán kính cực: 54.364 km = 8,5521 Trái Đất
- Diện tích bề mặt  4,27×1010 km² = 83,703 Trái Đất
- Quỹ đạo: 29,5 năm Trái đất.
- Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái đất.
- Hấp dẫn bề mặt: 10,44 m/s² = 1,065 g

3.3 Sao Thiên Vương (Uranus)

- Sao Thiên Vương hay Thiên Vương tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ. Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương, các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân chúng vào loại "hành tinh băng khổng lồ".
- Khí quyển của Sao Thiên Vương chủ yếu là hiđrô và heli, nhưng chúng chứa nhiều "hợp chất dễ bay hơi" như nước, amoniac, và mêtan, cùng với lượng nhỏ các hiđrôcacbon. Hành tinh này có bầu khí quyển lạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, với nhiệt độ cực tiểu bằng −224 °C. Nó có cấu trúc tầng mây phức tạp, với khả năng những đám mây thấp nhất chứa chủ yếu nước, trong khi mêtan lại chiếm chủ yếu trong những tầng mây phía trên. Ngược lại, cấu trúc bên trong Thiên Vương Tinh chỉ chứa chủ yếu một lõi băng và đá.

- Sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển, và 27 vệ tinh tự nhiên. Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu hình độc nhất bởi vì trục tự quay của hành tinh bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Do vậy cực bắc và cực nam của hành tinh này gần như tại vị trí xích đạo so với những hành tinh khác. Tốc độ gió trên Sao Thiên Vương đạt tới 250 mét trên giây (900 km/h).
- Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.
- Bán kính Xích đạo: 25.559 km = 4,007 Trái Đất
- Diện tích bề mặt  8,1156×109 km2 = 15,91 Trái Đất
- Hấp dẫn bề mặt  8,69 m/s2, 0,886 g
- Nhiệt độ bề mặt tại mức 0.1 bar: thấp nhất: -224°C  trung bình: -220°C, cao nhất: -216°C
- Quỹ đạo: 84 năm Trái đất.
- Ngày: 18 giờ Trái đất.

3.4 Sao Hải Vương (Neptune)

- Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời.
- Sao Hải Vương quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời. Nó được đặt tên theo vị thần biển cả của người La Mã (Neptune). Nó có ký hiệu thiên văn là ♆, là biểu tượng cách điệu cây đinh ba của thần Neptune.
- Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết. Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo Sao Thiên Vương, nhà thiên văn Alexis Bouvard đã kết luận rằng quỹ đạo của nó bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846, nhà thiên văn Johann Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương ở vị trí lệch 1 độ so với tiên đoán của Urbain Le Verrier. Sau đó ít lâu, người ta cũng khám phá ra Triton, vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương, trong khi 13 vệ tinh còn lại của nó được phát hiện trong thế kỷ XX.

Sao Hải Vương có cấu tạo tương tự như Sao Thiên Vương, khí quyển chứa thành phần cơ bản là hiđrô và heli, cùng một số ít các hiđrôcacbon và có lẽ cả nitơ, tương tự như của Sao Mộc hay Sao Thổ. Tuy nhiên khí quyển của nó chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử "băng" như nước, amoniac, và mêtan. Do đó các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân loại Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thành các hành tinh băng đá khổng lồ để nhấn mạnh sự khác biệt này. Bên trong Sao Hải Vương chứa chủ yếu băng và đá, lõi hành tinh có thể có bề mặt tuy rắn nhưng nhiệt độ của nó có thể cao tới hàng nghìn độ và áp suất rất lớn. Khí mêtan trong tầng ngoài khí quyển là nguyên nhân Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam.
- Khí quyển của Sao Hải Vương có những vùng hoạt động mạnh và dễ nhận thấy. Những vùng hoạt động thời tiết này được duy trì bởi những cơn gió với tốc độ lên tới 2.100 kilômét trên giờ, mạnh nhất trên khí quyển trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Do cách rất xa Mặt Trời nên lớp khí quyển ngoài cùng của Sao Hải Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Nhiệt độ của những đám mây trên cao khoảng -218 °C trong khi nhiệt độ tại lõi hành tinh xấp xỉ 5.000 °C. Sao Hải Vương có một hệ thống vành đai mờ và rời rạc (hay những cung), được phát hiện trong thập niên 1960 nhưng chỉ được xác nhận vào năm 1989 bởi tầu vũ trụ Voyager 2.
- Chu kỳ quỹ đạo: 60.190 ngày = 164,79 năm
- Chu kỳ tự quay: 16 h 6 min 36 s
- Bán kính Xích đạo: 24.764 km = 3,883 Trái Đất
- Diện tích bề mặt: 7,6183×109 km2 = 14,98 Trái Đất
- Hấp dẫn bề mặt: 11,15 m/s2, 1,14 g
- Nhiệt độ bề mặt mức 1 bar: -201°C, mức 0,1 bar (10 kPa): -218°C
- Quỹ đạo: 165 năm Trái đất.
- Ngày: 19 giờ Trái đất.

3.5 Sao Diêm Vương (Hành tinh lùn - Dwarf Planet)

- Sao Diêm Vương là hành tinh thứ 9 tính từ Mặt trời, nó không giống với các hành tinh khác ở nhiều đặc điểm. Diêm Vương tinh nhỏ hơn Mặt Trăng của hành tinh Trái Đất. Quỹ đạo của sao Diêm Vương nằm trong quỹ đạo của sao Hải Vương và sau đó, tách ra khỏi quỹ đạo đó. Từ năm 1979 đến đầu năm 1999, Diêm Vương tinh chính thức được cho là hành tinh thứ 8 tính từ Mặt trời. Nhưng sau đó, vào ngày 11 tháng Hai năm 1999, nó đi theo con đường của sao Hải Vương rồi quay trở lại thành hành tinh nằm xa nhất trong hệ Mặt trời - đến tận khi nó bị "giáng xuống" là hành tinh lùn.
- Quỹ đạo của Pluto bị nghiêng so với mặt phẳng chính của hệ Mặt trời  khoảng 17,1 độ. Nó là một hành tinh đá, lạnh cùng một bầu không khí rất phù du.
- Các nhà khoa học không thể quan sát trực tiếp hành tinh thứ 9. Sự tồn tại của hành tinh thứ 9 được quan sát bởi hiệu ứng hấp dẫn của nó đối với các hành tinh khác trong vành đai Kuiper, một khu vực nằm rìa hệ Mặt trời - nơi các vật thể đóng băng còn sót lại từ sự ra đời của mặt trời và các hành tinh.
- Phát hiện: Clyde Tombaugh năm 1930.
- Đặt tên theo: Thần địa ngục của La Mã, Hades.
- Bán kính trung bình: 1.189,9 km = 0.1868 Trái Đất
- Diện tích bề mặt: 1.779×107 km2 = 0.035 Trái Đất
- Hấp dẫn bề mặt: 0.620 m/s2, 0.063 g
- Nhiệt độ bề mặt: thấp nhất: -240°C, trung bình: -229°C, cao nhất: -218°C
- Áp suất khí quyển bề mặt: 1.0 Pa
- Chu kỳ quỹ đạo: 248 năm Trái đất.
- Ngày: 6.4 ngày Trái đất.
Các hành tinh trái đất (Terrestrial planets)

3.6 Đĩa phân tán
- Đĩa phân tán (hoặc đĩa rải rác) là một đĩa vũ trụ tròn ở xa trong Hệ Mặt Trời, tại đó tồn tại thưa thớt các thiên thể băng nhỏ trong hệ Mặt Trời vốn là một tập hợp con của một nhóm rộng lớn hơn các vật thể bên ngoài sao Hải Vương.
- Mặc dù các vật thể đĩa phân tán gần nhất tiếp cận Mặt trời vào khoảng 30–35 AU, quỹ đạo của chúng có thể mở rộng hơn 100 AU. Điều này làm cho các vật thể phân tán nằm trong số các vật thể lạnh nhất và xa nhất trong Hệ Mặt Trời. Phần trong cùng của đĩa phân tán chồng chéo với một khu vực có hình xuyến bao gồm các vật thể có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời được gọi theo truyền thống là vành đai Kuiper, nhưng giới hạn bên ngoài của nó vượt ra xa khỏi Mặt Trời hơn nhiều, đồng thời vượt ra xa trên và dưới mặt phẳng hoàng đạo hơn nhiều so với vành đai Kuiper thích hợp.

Do tính chất không ổn định của nó, các nhà thiên văn học hiện coi đĩa phân tán là nơi khởi nguồn của hầu hết các sao chổi định kỳ trong Hệ Mặt trời, trong đó nhóm hành tinh vi hình Centaur - một tập hợp các thiên thể băng giá nằm giữa Sao Mộc và Sao Hải Vương - là giai đoạn trung gian trong quá trình di chuyển vật thể từ đĩa vào Hệ Mặt Trời bên trong. Cuối cùng, những nhiễu loạn từ các hành tinh khổng lồ đã đẩy những vật thể này về phía Mặt trời, biến chúng thành sao chổi định kỳ.

4. Những vùng xa nhất gồm: Nhật quyển, đám mây Oort, Sedna và Biên giới
Nằm ở khoảng cách 88 -100 lần từ mặt trời đến trái đất. Các hạt ion hóa từ Mặt trời phát ra ở tốc độ cao – gió mặt trời – tạo ra một cái bọt bóng bao xung quanh hệ mặt trời của chúng ta. Lớp vỏ của cái bọt đó, gọi là nhật quyển, chứa điểm nhật dừng, nhật nang, và cực xung kích. Gió mặt trời truyền đi ở tốc độ siêu thanh cho đến khi nó đi qua một sóng xung kích – cực xung kích, tại đó nó chậm dần và làm nóng nhật nang. Nhật dừng là rìa bên ngoài của nhật nang, nơi gió mặt trời chậm xuống mức zero…
Vậy là soisang.com.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và dễ hình dung nhất về dải hệ Mặt Trời rộng lớn. Trong bài sau các bạn sẽ được tìm hiểu những kiến thức cơ bản dễ hiểu nhất về Trái Đất – hành tinh xanh, nơi chúng ta đang sống. Mời bạn xem tại đây.
- Xem lại bài viết kiến thức cơ bản về vũ trụ tại đây.
- Xem lại bài viết kiến thức cơ bản về dải Ngân Hà tại đây.
- Kiến thức cơ bản về Trái Đất tại đây.

 

NQuan

bách khoa tri thức ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview