Bách khoa tri thức -Kiến thức cơ bản về Trái Đất

Bách khoa tri thức – Kiến thức cơ bản về Trái Đất
+ Giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản, dễ hiểu, bao quát nhất, giúp bạn dễ dàng hình dung được hành tinh xanh khổng lồ - nơi chứa sự sống của muôn loài sinh vật, trong đó có con người chúng ta.

Sự hình thành của Trái Đất:

Hình ảnh mô phỏng vụ nổ siêu tân tinh

- Cách đây khoảng 4,6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc một đám mây phân tử khổng lồ. Hầu hết khối lượng suy sụp tích tụ ở trung tâm, tạo nên Mặt Trời, trong khi phần còn lại dẹt ra hình thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh tiến hóa dần thành các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và các tiểu thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời.



Hình ảnh so sánh kích thước các hành tinh (không đúng về khoảng cách)

- Các hành tinh khác nhau được tạo ra từ tinh vân Mặt Trời, đám mây bụi khí dạng đĩa còn lại sau khi Mặt Trời hình thành. Các hành tinh khởi đầu từ những hạt bụi quay xung quanh tiền sao. Do va đập vào nhau, các hạt này gắn kết thành những khối đường kính lên tới 200 mét, và đến lượt mình các khối này va đập tạo thành những vật thể lớn hơn (planetesimal tức vi thể hành tinh) lớn chừng 10 km. Các vật thể này tiếp tục lớn dần thông qua va chạm trong khoảng vài triệu năm sau đó.


Kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời

- Phía trong Hệ Mặt Trời, khu vực trong vòng 4 AU từ tâm hệ, do nhiệt độ cao nên nước và merhan không ngưng tụ do đó các hành tinh sinh ra ở đây chỉ có thể tạo ra từ những hợp chất có điểm nóng chảy cao, như các kim loại sắt, nickel, và nhôm cùng những dạng đá silicate. Những vật thể rắn này trở thành các hành tinh đất đá (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa). Vì các hợp chất này rất hiếm trong vũ trụ (0,6% khối lượng tinh vân) cho nên các hành tinh đất đá không thể phát triển lớn được. Các vật thể phôi thai (tức tiền hành tinh) của các hành tinh đất đá lớn lên cỡ 0,05 khối lượng Trái Đất (M) và ngừng tích tụ vật chất khoảng 100 000 năm sau khi Mặt Trời hình thành; những sự va chạm và kết hợp sau đó giữa các vật thể kích thước hành tinh cho phép chúng lớn lên thành kích thước hiện tại.

- Khi các hành tinh đất đá hình thành, chúng vẫn ngập chìm trong đĩa khí bụi. Chất khí chịu ảnh hưởng của áp suất và quay quanh Mặt Trời không nhanh bằng các hành tinh. Sức cản sinh ra giữa chúng khiến cho các hành tinh dần dần dịch chuyển vào các quỹ đạo mới và dần ổn định như ngày nay.
- Sau khoảng từ 3 tới 10 triệu năm, gió Mặt Trời dọn dẹp hết khí và bụi trong đĩa tiền hành tinh, thổi chúng vào không gian liên sao, chấm dứt sự lớn lên của các hành tinh mới.

 Trái đất

Bức ảnh Viên Bi Xanh nổi tiếng, chụp từ Apollo 17

- Trái Đất hay Địa Cầu ( tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.


- Bao bọc quanh trái đất là bầu khí quyển gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Ánh sáng xanh bị tán xạ nhiều hơn các bước sóng khác bởi các khí trong khí quyển, bao quanh Trái Đất trong một lớp màu xanh rõ ràng khi nhìn từ không gian trên tàu ISS ở độ cao 335 km (208 dặm).

- Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh.

- Nhiệt độ của khí quyển Trái Đất biến đổi theo độ cao so với mực nước biển và phân chia thành các tầng:

Các tầng khí quyển của Trái Đất

+ Tầng đối lưu: từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 16 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7–10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, mỗi 100 m nhiệt độ giảm 0,6°C. Những hiện tượng thời tiết như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu.

+ Tầng bình lưu: cách bề mặt Trái Đất từ 16km đến 50km. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.
+ Tầng trung lưu: cách bề mặt Trái Đất từ 50 km đến 80 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.
+ Tầng điện li: từ 80–85 km đến khoảng 1000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới.
+ Tầng ngoài: trên 1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500 °C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiên, các nhiệt kế, nếu có thể, lại chỉ các nhiệt độ thấp dưới 0 °C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở mức độ có thể đo đạc được là rất khó xảy ra. Giới hạn trên của đoạn khí quyển và đoạn chuyển tiếp với vũ trụ rất khó xác định, ước đoán khoảng 1.000 km. Nhiệt độ bề mặt Trái Đất: thấp nhất: -88°C - trung bình: 13.85°C – cao nhất: 57.85°C.
- Bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi 148.940.000 km² đất (29,2%) và 312.369.000 km² nước (70,8%). Tổng diện tích 510.072.000 km² gấp 1.500 lần diện tích nước Việt Nam.


- Cấu tạo Trái Đất gồm 3 phần chính:
+ Nhân
   Lõi Trái Đất hay còn gọi là Nhân Trái Đất chia thành 2 lớp có đặc điểm khác nhau. Lớp bên ngoài hay còn gọi là nhân ngoài được cho là ở thể lỏng; còn lớp bên trong hay nhân trong được cho là ở thể rắn có mật độ (tỷ trọng) cao nhất trong các lớp của Trái Đất.
  Tỷ trọng trung bình của Trái Đất tăng dần từ vỏ vào lõi. Mật độ trung bình của vật liệu trên bề mặt vào khoảng 3.000 kg/m3, tỷ trọng của nhân ngoài từ 9.900 đến 12.200 kg/m3 và nhân trong khoảng 12.600–13.000 kg/m3. Tỷ trọng trung bình của Trái Đất khoảng 5.515 kg/m3.
   Nhân ngoài nằm ở độ sâu khoảng 2.900 km phía dưới bề mặt Trái Đất dày khoảng 2.260 km, nhiệt độ trong khoảng từ 4.400 °C ở phần trên tới 6.100 °C ở phần dưới. Nó chiếm khoảng 30,8% khối lượng Trái Đất.
   Nhân trong của Trái Đất là phần trong cùng nhất của Trái Đất là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km (khoảng 70% bán kính của Mặt Trăng). Nó được cho là chứa hợp kim sắt-niken (hay còn gọi là nhân Nife), và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời (5.505 °C).

+ Manti:
   Lớp phủ hay manti của Trái Đất chia ra thành các lớp: Lớp phủ trên (33–410 km) - Vùng chuyển tiếp (410–670 km) - Lớp phủ dưới (670–2.798 km) - Lớp D" (2.798–2.998 km). Lớp phủ là lớp có độ nhớt cao nhất nằm phía dưới lớp vỏ và phía trên lõi ngoài. Lớp phủ của Trái Đất là lớp vỏ đá dày khoảng 2.900 km chiếm khoảng gần 70% thể tích Trái Đất.
   Trong lớp phủ, nhiệt độ nằm trong khoảng từ 500°C tới 900°C ở ranh giới trên với lớp vỏ cho tới trên 4.000°C ở ranh giới với lớp lõi. Mặc dù các nhiệt độ cao vượt xa các điểm nóng chảy của đá lớp phủ tại bề mặt (khoảng 1.200°C cho peridotit), nhưng lớp phủ gần như về cơ bản là dạng rắn. Áp suất thạch tĩnh đè lên lớp phủ tăng cao đã ngăn không cho nó chảy ra.

+ Vỏ
   Lớp vỏ Trái Đất là lớp nằm ngoài cùng của Trái Đất, ở dạng rắn. Các thành phần đá của lớp vỏ Trái Đất gần như tất cả là các ôxít (tổng khối lượng của các thành phần ngoại lệ như clo, lưu huỳnh và flo nhỏ hơn 1%). F. W. Clarke đã tính toán rằng gần 47% khối lượng lớp vỏ Trái Đất là ôxy. Nguyên tố này có mặt trong các ôxít, chủ yếu là của silic, nhôm, sắt, canxi, magiê, kali và natri. Silic là thành phần quan trọng chính của lớp vỏ, có mặt trong các khoáng vật silicat, là khoáng vật phổ biến nhất trong các loại đá mácma và đá biến chất, khi vỡ vụn thì thành cát.
   Vỏ của Trái Đất chia ra hai phần tách biệt:
- Lớp vỏ đại dương (quyển sima) dày từ 5 tới 10 km và chủ yếu là đá bazan nặng và sẫm màu.
- Lớp vỏ lục địa (quyển sial) dày từ 20 tới 50 km và chủ yếu chứa các loại đá nhẹ hơn.
- Thể tích lớp vỏ Trái Đất nhỏ hơn 1% thể tích Trái Đất. Nhiệt độ lớp vỏ nằm trong khoảng từ nhiệt độ không khí bề mặt tới khoảng 1000 °C ở gần phần trên lớp phủ.  
Kiến tạo mảng (tiếng Anh: trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.

Các mảng kiến tạo và các mũi tên chỉ độ lớn và hướng di chuyển

+ Mảng kiến tạo (plate tectonics):

   Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớt và ứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.
   Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm.
Các mảng kiến tạo chính:
   1. Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi - mảng lục địa
   2. Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng lục địa
   3. Mảng Australia gồm toàn bộ Australia - mảng lục địa
   4. Mảng Ấn Độ gồm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Ấn Độ Dương - mảng lục địa
   5. Mảng Á-Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng lục địa
   6. Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc Siberi - mảng lục địa
   7. Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa
  8. Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình Dương -mảng đại dương
Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.

- Các thông tin khác về Trái đất:
- Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (= 1 đơn vị thiên văn AU) ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây để đến được Trái Đất.

Kích thước các hành tinh và Mặt Trời (khoảng cách không đúng)

- Trái đất có đường kính bằng 1/109 Mặt Trời, Mặt trời có thể chứa 820.000 Trái Đất trong nó.

- Có 1 vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng. Sức hút từ Mặt Trăng là nguyên nhân tạo nên Thủy triều dâng lên và hạ xuống.
- Có 2 cực: Bắc Cực và Nam Cực là nơi lạnh giá và thời tiết khắc nghiệt
- Đường kính trung bình: 12.742,02 km
- Chu vi tại xích đạo: 40075 km.
- Chu kỳ quỹ đạo quay quanh Mặt Trời: 365,24 ngày = 1 năm
- Thể tích: 1083,2073 × 109 km³.
- Khối lượng: 5973,6 × 1021 kg.
- Trái đất có tổng cộng 6 châu lục: châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ và châu Nam Cực, xếp vào 5 lục địa: Phi, Á-Âu, Mỹ, Nam Cực và Úc.
- Có 5 đại dương trên thế giới xếp theo độ lớn và sâu: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương.
- Áp suất khí quyển tại bề mặt: 101,3 kPa
- Gia tốc trọng trường tại xích đạo: 9,780327 m/s²
- Có 118 nguyên tố hóa học đã được xác nhận, 98 nguyên tố hóa học xuất hiện trong tự nhiên, trong đó 84 nguyên tố nguyên thủy, nghĩa là xuất hiện trước khi Trái Đất hình thành. 14 nguyên tố còn lại chỉ xuất hiện trong các chuỗi phân rã của các nguyên tố nguyên thủy. 20 nguyên tố còn lại chỉ xuất hiện trong phép tổng hợp nhân tạo.

Bản đồ thế giới

- Ước tính số lượng loài sinh vật hiện tại của Trái Đất dao động từ 10 triệu đến 14 triệu, trong đó chỉ có khoảng 1,2 triệu đã được ghi nhận. Khoảng 5 tỷ loài, đã từng sống và bị tuyệt chủng.

- Trái đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.

Vậy là soisang.com.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và dễ hình dung nhất về Trái Đất của chúng ta. Trong bài sau các bạn sẽ được tìm hiểu những kiến thức cơ bản dễ hiểu nhất về những hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất. Mời bạn xem tại đây.
- Xem lại bài viết kiến thức cơ bản về vũ trụ tại đây.
- Xem lại bài viết kiến thức cơ bản về dải Ngân Hà tại đây.
- Xem lại bài viết kiến thức cơ bản về hệ Mặt Trời tại đây.

NQuan

bách khoa tri thức ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview