Động đất là gì?

Động đất là hiện tượng mặt đất rung lắc do hoạt động địa chất gây nên.

- Bề mặt Trái đất được bao phủ bởi lớp đất đá cứng và nguội được gọi là lớp vỏ hay Thạch quyển. Thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau như trên hình:











Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km. Thạch quyển như là lớp vỏ cứng, trong khi quyển astheno bên dưới có tác động như là một lớp chất lỏng có độ nhớt nhẹ làm cho Thạch quyển không ngừng trôi dạt trên nó.
Thạch quyển bị chia cắt ra thành các mảng lớn được gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng. Khi di chuyển các mảng thạch quyển này va chạm với nhau tạo nên rung động đột ngột của vỏ Trái đất tạo nên động đất. Từ động đất có thể gây nên núi lửa và sóng thần.
- Một trận động dất đơn độc thường kéo dài vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.
+ Ngày 22/2/2011, một trận động đất kinh hoàng có cường độ 6,3 độ richter ở Redcliffs, New Zealand đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người. Những người bị chôn vùi trong trận động đất, có nhiều trường hợp các nhân viên cứu hộ đã phải cắt cụt các chi của những người mắc kẹt trong đống đổ nát để giải cứu họ. Đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của New Zealand xảy ra trong vòng 80 năm qua.
+ Ngày 23/10/2011, một trận động đất với cường độ 7,2 độ richter đã xảy ra ở phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm hơn 600 người thiệt mạng, làm hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, các đường dây điện và điện thoại đều bị đứt. Ở phía tây bắc của Iran người ta cũng có thể cảm nhận được rất rõ đủ thấy cường độ của trận động đất này là rất mạnh.
+ Đặc biệt, trận động đất xảy ra ở Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 có cường độ 9 độ richter đã gây ra song thần cao 38.9 m đã làm ít nhất 20.000 người chết và mất tích, phá hủy nhiều tỉnh và thành phố của Nhât Bản, ít nhất 3 lò phản ứng hạt nhân đã bị nổ sau khi hệ thống làm mát bị hỏng.








- Độ mạnh của động đất được đo bằng độ Richter (M) và chia như sau:

   + Từ 1 - 2: Không nhận biết được.
   + Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.
   + Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.
   + Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.
   + Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.
   + Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.
   + Từ 8 - 9: Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.
   + Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.
- Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh. Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu...


 

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview