Hang động được hình thành như thế nào?

Hang động là vùng rỗng trong lòng núi đá hoặc trong lòng đất…
Ai đã từng một lần đi thăm những hang động như ở Vịnh Hạ Long hay Phong Nha-Kẻ Bảng đều không thể quên được những cột đá, măng đá, nhũ đá muôn hình vạn trạng, không thể quên được những con đường ngoằn nghèo, uốn khúc, thâm u và nhiều huyền bí. Vậy những hang động đẹp như mơ này được hình thành như thế nào?
Hang hay hang động là khoảng trống tự nhiên đủ lớn trong lòng đất, lòng núi đủ rộng để một người có thể ra vào được. Phần lớn các hang được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất của Trái Đất từ cách đây hàng triệu năm. Do sự biến đổi của vỏ Trái Đất kéo theo hàng loạt sự đứt gãy và hoạt động tạo núi, cũng như sự phun trào của các núi lửa đã hình thành ra các dãy núi.


























Trong các khối đá núi thì thành phần vật liệu có thể rất khác nhau, trong đó có những phần dễ bị phong hóa như đá vôi. Trong quá trình phong hoá nước thẩm thấu vào lòng núi, hòa tan đá vôi rồi cuốn đi, để lại khoảng trống giữa các phần chưa bị phong hóa. Qua hàng triệu năm khoảng trống lớn dần tạo thành vùng vòm rỗng trong kết cấu địa chất. Nếu kết cấu khối vòm kém bền vững sẽ bị sụp xuống, hoặc đủ chắc để tạo ra hang đá. Trong hang đá có những trụ nhọn ở vách hoặc trần hang buông xuống gọi là thạch nhũ.


Thạch nhũ hay nhũ đá được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm, nghìn năm. Nó là khoáng vật hang động thứ sinh treo trên trần hay tường của các hang động.
Khi nước thẩm thấu từ trên xuống, trên đường đi nó hoà tan các khoáng chất rồi cuốn theo, đến trần vòm hang nó tích tụ chảy thành dòng hoặc từng giọt nhỏ. Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại một ít canxit mỏng lắng đọng bám vào trần hoặc vách hang. Mỗi giọt tiếp theo được hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một lượng canxit khác cuối cùng tạo thành măng đá thuôn tròn hay hình nón. Khi có đủ thời gian nó sẽ đủ lớn, đủ dài, khi chạm đến nền hang sẽ tạo thành các cột đá.


Mỗi giọt nước từ trên đỉnh hang nhỏ xuống cũng để lại một lớp mỏng canxit bám vào nền hang. Cứ như vậy khối canxit lớn dần tạo thành măng đá, măng đá vươn cao có đỉnh nhọn hướng lên phía nhũ đá. Vì phát khởi từ đất, diện tích bám trụ lớn, vững chãi, không dễ bị ngắt đoạn, nên măng đá thường phát triển nhanh gấp mấy lần nhũ đá. Măng đá cao nhất có khi đạt tới 30 m, giống như một tháp đá, vững chãi đứng trên mặt đất.

Nhũ đá và măng đá cũng có khi tiếp xúc với nhau tạo thành cột đá nhưng rất hiếm. Nhũ đá thường phát triển không ổn định do dòng chảy của nước thường chuyển hướng khi bị chặn hoặc khối lượng nước nhiều hoặc ít đi, vì thế mà lại có một nhũ đá khác ra đời.

 

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview