Những hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất p2

+ Soisang.com.vn giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản, dễ hiểu, bao quát nhất, giúp bạn dễ dàng hình dung về những hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất như gió, mưa, động đất, núi lửa… phần 2.

11. Nắng

- Nắng là ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất. Bản chất ánh sáng có dạng hạt là photon và dạng sóng. Một chùm sáng có nhiều bước sóng khác nhau và được đặt tên khác nhau:
 + Tia cực tím C (UVC) có bước sóng từ 100 nm đến 280 nm và không nhìn thấy bằng mắt người. Do sự hấp thụ của khí quyển, rất ít tia này chạm tới bề mặt Trái Đất. Phổ bức xạ này có đặc tính diệt khuẩn, như được sử dụng trong đèn diệt khuẩn.
+ Tia cực tím B UVB, có bước sóng từ 280 nm đến 315 nm. Nó cũng bị hấp thụ rất nhiều bởi bầu khí quyển của Trái Đất và cùng với UVC gây ra phản ứng quang hóa dẫn đến việc tạo ra tầng ozone. Nó trực tiếp làm hỏng DNA và gây cháy nắng, nhưng cũng cần thiết cho sự tổng hợp vitamin D ở da và lông của động vật có vú.
+ Tia cực tím A (UVA) có bước sóng từ 315 nm đến 400 nm. UVA gây ra thiệt hại đáng kể cho DNA và có thể gây ung thư.
+ Ánh sáng có thể nhìn thấy (nắng) có bước sóng 380 nm đến 780 nm. Đây là dải đầu ra mạnh nhất trong tổng phổ bức xạ của Mặt Trời thể nhìn thấy bằng mắt thường..
+ Dải hồng ngoại có bước sóng từ 700 nm đến 1.000.000 nm (1 mm). Tia hồng ngoại được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như: đo nhiệt độ không tiếp xúc, lọc nước, xây dựng các hệ thống sưởi ấm và y học: hỗ trợ điều trị, phòng chống ung thư ác tính, điều trị các bệnh về bài tiết, giảm đau nhức vai, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, ứng dụng nhiều trong làm đẹp và điều trị các bệnh da liễu…
- Nguồn sáng chính trên Trái Đất là từ Mặt Trời. Ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng mà thực vật xanh sử dụng để tạo ra đường chủ yếu dưới dạng tinh bột, giải phóng năng lượng vào các sinh vật tiêu hóa chúng. Quá trình quang hợp này cung cấp hầu như tất cả năng lượng được sử dụng bởi các sinh vật sống.

12. Ngày – Đêm

- Trái Đất là hành tinh hình cầu tự quay quanh trục Bắc-Nam của nó và quay quanh Mặt Trời.
- Ngày: khoảng thời gian Trái Đất hoàn thành một vòng quay quanh trục của nó gọi là một ngày. Ngày có thể hiểu là hai mươi bốn giờ, được tính từ nửa đêm (24h) đến nửa đêm tiếp theo.
- Ban Ngày và ban Đêm: trái đất hình cầu nên luôn có một hướng đối diện với Mặt Trời, nhận ánh sáng trực tiếp từ nó, những nơi nhận ánh sáng trực tiếp này gọi là ban ngày, nơi bị che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban Đêm. Vào 12h cường độ ánh sáng mạnh nhất do Mặt Trời chiếu vuông góc và gần Trái Đât nhất, 24h – nửa đêm là lúc tối nhất.

 13. Mặt Trăng

- Mặt Trăng (Luna) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, bằng 27% đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.


- Mặt Trăng là vật thể phản xạ ánh sáng tốt nhất trong Hệ Mặt Trời, nó có hình cầu tuy nhiên khi quan sát trên bầu trời, tùy thuộc vào vị trí của Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng mà ta quan sát được phần sáng của Mặt Trăng có hình dạng khác nhau: từ nhìn thấy hoàn toàn là hình tròn đến nhìn thấy một phần hoặc không quan sát được.


- Vì Mặt Trăng quay trên trục của nó với cùng tốc độ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên một nửa bán cầu Mặt Trăng luôn hướng về phía Trái Đất, trong khi phía đối diện là nửa không nhìn thấy được. Quỹ đạo của Mặt Trăng vừa có hình elip và nghiêng về mặt phẳng xích đạo của nó nên tại Trái Đất có thể nhìn thấy 59% bề mặt Mặt Trăng (nhưng chỉ có một nửa tại bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ vị trí nào).

14. Nhật thực





- Nhật thực - Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất: là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất làm cho ánh sáng mất đi và tối lại. Nếu Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời gọi là Nhật thực toàn phần, nếu chỉ che khuất một phần gọi là nhật thực một phần hoặc hình khuyên.

15. Nguyệt thực

- Nguyệt thực: Mặt Trời chiếu sáng vào trái đất tạo nên nửa bán cầu sáng và nửa bán cầu tối, phía bị trái đất che khuất tạo thành hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa, Mặt Trăng đi vào vùng tối này gọi là Nguyệt thực. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Nếu Mặt Trăng đi vào vùng tối và bị Trái Đất che khuất một phần gọi là Nguyệt thực một phần, nếu che toàn bộ gọi là Nguyệt thực toàn phần.
Khi Nguyệt thực toàn phần xảy ra vẫn có thể quan sát được Mặt Trăng nhờ ánh sáng Mặt Trời khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

16. Thủy triều
- Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông... dâng lên, hạ xuống trong ngày. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời (tác động ít), giữa Trái Đất và Mặt Trăng (tác động nhiều) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
- Giải thích sự xuất hiện của lực tạo triều
+ Các lực tác động lên mỗi phần tử của Trái Đất gồm:
   . Trọng trường của Trái Đất, trọng lực đối với các điểm của Trái Đất là như nhau, không đổi, có thể bỏ qua.
   . Lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Các lực hấp dẫn tại những điểm riêng biệt của Trái Đất không bằng nhau, mà phụ thuộc vào khoảng cách từ mỗi điểm đến Mặt Trăng.
   . Lực ly tâm của Trái Đất (trong hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng): các lực ly tâm ở mọi điểm của Trái Đất đều bằng nhau về độ lớn và hướng song song với đường nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng về phía ngược lại với chiều tới Mặt Trăng.

   Trong hình trên với M là tâm Mặt Trăng, O là tâm Trái Đất và P là điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất. Các lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên các phần tử của Trái Đất ở O và P được biểu diễn bằng những mũi tên mảnh hướng về phía tâm Mặt Trăng. Các lực ly tâm tại các điểm được biểu diễn bằng những mũi tên đậm cùng hướng về phía xa Mặt Trăng có độ lớn bằng nhau và bằng lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên điểm ở tâm Trái Đất. Tổng của lực hấp dẫn và lực ly tâm ở một điểm P bất kỳ sẽ là lực tạo triều.

   Như vậy lực tạo triều lên điểm đang xét bằng hiệu giữa lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên điểm đó và lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên tâm Trái Đất, ở các điểm gần Mặt Trăng nhất và xa Mặt Trăng nhất (trên đường thẳng nối Mặt Trăng – Trái Đất), các lực tạo triều xấp xỉ bằng nhau về độ lớn, hướng theo bán kính ra khỏi tâm Trái Đất, ở các điểm trên vòng sáng Trái Đất, các lực tạo triều có độ lớn nhỏ hơn và hướng vào phía tâm Trái Đất, còn ở những điểm trung gian thì các lực tạo triều có hướng và độ lớn chuyển tiếp từ hai trường hợp trên.
- Lực hấp dẫn của Mặt Trời lên Trái Đất mạnh hơn trung bình 179 lần so với lực hấp dẫn của Mặt Trăng, nhưng do Mặt Trời cách Trái Đất trung bình 389 lần so với khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất, nên độ dốc trường của nó yếu hơn. Lực thủy triều mặt trời chỉ bằng khoảng 46% lực thủy triều mặt trăng. Sao Kim có tác động lớn nhất trong số các hành tinh khác, bằng 0,000113 lần tác động của Mặt Trời, vì thế tác động thủy triều của các hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể bỏ qua. Hệ thống Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời không có biểu thức toán học chính xác về sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng.
- Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất nhưng chỉ ở đại dương – nước là chất dễ thay đổi hình dạng nên mới xảy ra hiện tượng thủy triều, còn với các bề mặt khác như băng, núi đá, mặt đất… có liên kết bền vững, khó thay đổi hình dạng nên không nhận biết được.
- Hàng tháng vào ngày sóc (mùng 1 âm lịch) và ngày vọng (15 âm lịch hoặc đôi khi là 16 hoặc 17 âm lịch), thì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng, khi đó thủy triều của Mặt Trời và Mặt Trăng trùng nhau, xuất hiện thủy triều lớn. Vào ngày Trăng thượng huyền (7, 8 âm lịch) và Trăng hạ huyền (22, 23 âm lịch), lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng tạo thành một góc 90o, lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời làm mất đi một phần lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trăng, vì vậy xuất hiện thủy triều nhỏ.
- Trái đất quay quanh chính mình trong 24h còn mặt trăng cần đến 27,3 ngày để quay quanh Trái Đất nên thủy triều của hôm sau luôn muộn hơn hôm trước 50 phút.
- Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều là mạnh nhất.
- Độ lớn của thủy triều phụ thuộc vào những điều kiện địa lý của biển như hình dạng đường bờ, phân bố độ sâu, các đảo và các vịnh trong biển… có ảnh hưởng quyết định đến độ lớn và đặc điểm thủy triều trong biển đó và trong các bộ phận của nó. Được biết nơi có biên độ dao động mực nước thủy triều lớn nhất trong đại dương, với độ lớn thủy triều 18 m, là vùng vịnh Fundy (Canađa) và nơi thủy triều hoàn toàn không đáng kể là biển Bantích.

17. Núi

- Bề mặt Trái Đất chia ra những mảng địa chất tách rời và có khả năng di chuyển gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo này di chuyển lại gần nhau, va chạm, chồng chéo hoặc tách ra xa nhau tạo nên các dãy núi đồi hoặc rãnh, vực sâu. Núi thường được hình thành do sự di chuyển của các mảng thạch quyển, hoặc là chuyển động tạo núi hoặc chuyển động trồi do nén ép. Các lực nén ép làm cho bề mặt đá nâng lên, tạo nên một địa hình cao hơn xung quanh. Độ cao của chúng có thể là đồi, nếu cao hơn và dốc hơn thì gọi là núi.


- Núi lửa. Cấu tạo của Trái Đất có một lớp dung nham nóng chảy ở tầng giữa. Nếu lớp vỏ Trái Đất bị đứt gãy dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ lớp dung nham nóng chảy này và tạo nên núi lửa. Vì vậy núi lửa thường xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước.
   Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 1,200 đến 1,300 độ C, nó có thể chảy trên một quãng đường dài trước khi đông nguội thành đá.

18. Sông, hồ, đại dương



+ Mưa: hơi nước trong những đám mây gặp lạnh, ngưng tụ, rơi xuống đất thành mưa. Nước mưa gặp mặt đất một phần bốc hơi vào không khí, một phần trượt trên mặt đất gọi là dòng nước, một phần ngấm vào lòng đất tạo nên mạch nước ngầm.
+ Mạch nước ngầm: khi nước ngấm vào lòng đất phần lớn sẽ tiếp tục di chuyển xuống các tầng sau hơn nữa. Trong đất nó sẽ hòa tan vào các vật chất và chứa vào các khoảng rỗng, các vết nứt trong đá… Tại độ sâu mà ở đó nước bão hòa hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm. Tại các vùng đất cao như đồi núi khi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột làm lượng nước tăng đột biến cộng với độ dốc của sườn đồi sẽ tạo nên dòng nước mạnh chảy từ độ cao xuống gây tàn phá khủng khiếp gọi là lũ quét. Phần nước ngấm vào đất sẽ di chuyển dần từ đỉnh núi xuống tầng đất thấp hơn và cuối cùng là chân núi. Tại những vùng lắng đọng sẽ có những mạch nước từ trong lòng núi chảy ra, các mạch nước nhỏ này chảy trên mặt đất, gặp nhau, gộp lại với nhau tạo nên dòng nước lớn hơn gọi là suối.
+ Suối: Suối là từ để chỉ những dòng nước chảy nhỏ và vừa, là dòng chảy tự nhiên của nước từ nơi cao xuống chỗ thấp hơn. Suối thường bắt nguồn từ các mạch nước ngầm hoặc từ các hồ nước thiên nhiên trong rừng, núi. Nước suối là loại nước ngọt. Các dòng suối thường khi hợp lại, lớn lên sẽ tạo thành các dòng sông.
+ Sông: là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông.
+ Hồ: tại những nơi đất thấp, trũng hoặc vùng lòng chảo, nơi sông đổi dòng… Khi nước mưa, mạch nước ngầm, suối chảy vào nước sẽ được giữ lại với khối lượng lớn được gọi là hồ. Hồ thường nằm trong đất liền và chứa nước ngọt.
+ Đại dương:
   . Đại dương là khối chất lỏng tạo nên phần lớn thủy quyển của Trái Đất, nó bao phủ diện tích khoảng 360.triệu km2, chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển, 97% lượng nước trên Trái Đất. Tổng dung tích đại dương vào khoảng 1,35 tỷ km3 với độ sâu trung bình gần 3.700 m.
   . Đại dương thế giới (toàn cầu) là một khối nước liên tục bao quanh Trái Đất và được phân chia thành 5 đại dương: Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương. Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên gọi khác.
   . Đại dương chứa nước mặn, là môi trường sống của 230.000 loài đã biết, song có đến 95% đại dương thế giới chưa được khám phá nên thực tế số loài tồn tại nhiều hơn nhiều, khả năng hơn hai triệu. Các đại dương có ảnh hưởng lớn tới sinh quyển, sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng mưa mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất. Con người vẫn chưa biết về nguồn gốc đại dương trên Trái Đất; chúng được cho là hình thành vào thời hỏa thành và có lẽ đã thúc đẩy sự sống xuất hiện.

19. Múi giờ
- Trái Đất tự quay quanh trục với chu kỳ 24 giờ hay một ngày, thời gian biến đổi dần dần từ Đông sang Tây. Nếu chỉ dùng một loại giờ thì cùng một thời điểm có nơi đang là ban ngày nhưng tại nơi khác lại là chiều, tối, hoặc đêm gây nên sự bất hơp lý. Các múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này.

- Người ta chia Trái Đất thành 24 phần bằng nhau bằng các đường nối từ Nam Cực và Bắc Cực gọi là các đường kinh tuyến, mỗi phần này được gọi là một múi giờ và mỗi múi giờ lệch nhau 1 giờ. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn) và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – bán cầu Đông và bán cầu Tây.

- Đường kinh tuyến đầu tiên gọi là kinh tuyến số 0 hay kinh tuyến gốc đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh. Tại đây múi giờ là 0, các múi giờ bên trái mang giá trị âm thể hiện thời gian muộn hơn so với múi giờ gốc. Các múi giờ bên phải mang giá trị dương thể hiện thời gian sớm hơn so với múi giờ gốc. Theo đó nơi đón ngày mới sớm nhất là Tây Samoa có múi giờ +12, nơi đón ngày mới muộn nhất là Baker và Howland – hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ có múi giờ -12. Múi giờ +12 và -12 cách nhau 1 đường kinh tuyến.
20. Âm thanh
- Trong các vật chất rắn, lỏng, khí… chứa các phân tử, nguyên tử hay các hạt. Khi có lực tác động lên các hạt này chúng sẽ bị dao động, những hạt này lại truyền dao động cho những hạt xung quanh, cứ như vậy sẽ tạo thành sự truyền dao động đi xa khỏi nguồn ban đầu. Hiện tượng này gọi là sóng âm thanh.  làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng.


- Tùy vào tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ của sóng âm mà nó hình thành nên những loại âm thanh phân biệt khác nhau. Đối với thính giác của người, âm thanh nghe được có tần số trong dải từ khoảng 16 Hz đến khoảng 20 000 Hz lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não phân tích thành âm thanh nghe thấy.
- Sóng âm có thể truyền được trong mọi môi trường vật chất, vận tốc âm thanh truyền qua các chất lỏng luôn lớn hơn các chất khí và nhỏ hơn các chất rắn. Trong chân không không có các hạt được cấu tạo liên kết với nhau nên sóng âm không thể truyền qua được.
Trên đây soisang.com.vn đã giới thiệu đến bạn phần 2 về những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên Trái Đất. Mời các bạn xem lại phần 1 tại đây và phần 3 tại đây.

 

NQuan

bách khoa tri thức ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview