Núi lửa là gì? Nguyên nhân tạo nên núi lửa?

Núi lửa là hiện tượng nham thạch trong lòng đất phun ra.
- Bề mặt Trái đất được bao phủ bởi lớp đất đá cứng và nguội được gọi là lớp vỏ hay Thạch quyển. Thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau như trên hình:




Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km. Thạch quyển như là lớp vỏ cứng, trong khi quyển astheno bên dưới có tác động như là một lớp chất lỏng có độ nhớt nhẹ làm cho Thạch quyển không ngừng trôi dạt trên nó.
Thạch quyển bị chia cắt ra thành các mảng lớn được gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng. Khi di chuyển các mảng thạch quyển này va chạm với nhau tạo nên rung động đột ngột của vỏ Trái đất tạo nên động đất. Từ động đất có thể gây nên núi lửa và sóng thần.


















- Cấu tạo Trái Đất gồm 3 tầng: lõi – dạng đặc rất nóng, manti dạng lỏng là nham thạch nóng chảy, vỏ dạng rắn nguội - gồm nhiều mảng thạch quyển gép lại. Nhiệt độ trong lòng đất rất cao, dung nham dưới đó luôn bị nén ép, nhưng vì vỏ Trái Đất bao kín nên nham thạch rất khó phun ra ngoài. Ở những nơi các mảng thạch quyển di chuyển và va chạm, vỏ Trái Đất tương đối yếu, phía dưới chịu áp suất so với xung quanh yếu hơn nên chất khí và nước trong nham thạch chỗ đó bị phân ly, thể tích giãn nở rất nhiều khiến cho sức hoạt động của nham thạch mạnh lên, phá vỡ vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt Trái đất gọi là núi lửa.



Núi lửa mạnh hay yếu có liên quan với miệng núi lửa có thông suốt hay không. Nếu nham thạch đặc quánh, cộng thêm miệng núi lửa hẹp thì dễ bị tắc, do đó nham thạch dưới đất phải tập trung một lực rất lớn mới có thể phá vỡ được. Có lúc núi lửa phun, chỉ riêng những tro lửa cũng đã nhiều đến mấy triệu mét khối. Nếu độ đặc của nham thạch nhỏ, chất khí trong đó ít, miệng núi lửa rộng thì núi lửa đó thường hoạt động, nhưng các vụ nổ không lớn lắm.
Núi lửa thường phân bố ở những vùng vỏ Trái Đất chuyển động mạnh, hơn nữa ở đó vỏ Trái Đất yếu. Những chỗ như thế trên lục địa cũng có, dưới biển cũng có. Ở đáy biển vỏ Trái đất rất mỏng, có những chỗ còn có khe nứt, cho nên ở dưới đáy biển có nhiều núi lửa.
Khi núi lửa mới hoạt động, nham thạch phun ra, sức hoạt động của nó còn rất mạnh, trong địa chất học người ta gọi đó là "núi lửa sống". Có một số núi lửa sau khi hoạt động phải trải qua một thời gian tương đối dài để tích tụ nham thạch mới có thể bùng nổ trở lại. Loại núi lửa này gọi là "núi lửa ngủ". Có một số núi lửa vì hình thành sớm, nham thạch dưới đất đã ngưng kết, không hoạt động nữa, hoặc nham thạch tuy vẫn còn nhưng do vỏ Trái Đất ở đó dày và bền chắc, các khe nứt đều đã bị nham thạch đông kết lấp cứng, nên nham thạch trong lòng đất không thể phá vỡ. Những núi lửa đã mất năng lực hoạt động này gọi là "núi lửa chết".

- Lượng tro bụi được phun ra khi núi lửa phun trào sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người và các loài động vật khác, làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Tro bụi khi bay lên cao sẽ làm ion hóa không khí làm xuất hiện bão điện.
- Lượng hơi nước kết tụ lại khi núi lửa phun có thể dẫn tới các trận mưa lớn gây lũ lụt, còn lượng khí lưu huỳnh được tích tụ cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thủng tầng ozone.
–  Tác động lớn tới việc giao thông, nhất là giao thông hàng không vì tro bụi của núi lửa sẽ làm cản trở tầm nhìn, không an toàn cho việc tham gia giao thông.
– Núi lửa phun sẽ làm cháy các khu rừng, gián tiếp gây ra xói mòn đất, lở đất…
–  Đối với các vùng dân cư sinh sống gần núi lửa, khi phun trào sẽ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng.
– Ngoài ra, nó còn tác động nghiêm trọng đến các thời tiết như tạo ra mưa axit, gây hiện tượng El Nino, động đất và sóng thần.
Hiện tại trên thế giới vẫn chưa có cách nào để có thể phòng chống được việc núi lửa phun trào. Dùng các thiết bị đo lường địa chất chỉ giúp phát hiện sớm núi lửa sắp hoạt động và di tản dân cư sống gần đó ra khỏi vùng nguy hiểm. Vì vậy cách tốt nhất có thể là nên sống cách xa các vùng có núi lửa.




 

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview