Sao băng là gì? Vì sao lại có sao băng?

Trên bầu trời đôi khi quan sát được hiện tượng một vệt sáng trên bầu trời chạy nhanh rồi biến mất…

- Trong vũ trụ có rất nhiều thiên thạch di chuyển tự do, khi các thiên thạch đi vào khí quyển Trái Đất chúng chuyển động với vận tốc rất nhanh nên sinh ra các sóng xung kích. Sóng xung kích này va chạm với các hạt của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với năng lượng lớn như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Đường chuyển động của thiên thạch này tạo thành một vệt sáng trên bầu trời gọi là sao băng, sao sa hay quả cầu lửa.











- Mặc dù hàng năm có rất nhiều thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái đất nhưng rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất. Phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất.
- Những thiên thạch có đường kính nhỏ hơn 50m sẽ cháy hết trên đường đi, nhưng phần còn lại của một khối đá có đường kính 1 km khi rơi xuống mặt đất vẫn đủ sức xóa sạch một thành phố. Chúng ta có thể nhìn thấy những vết thương trên Trái Đất do các thiên thạch gây ra. Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân khiến cho loài khủng long biến mất là do một thiên thạch lớn rơi xuống Trái Đất 64 triệu năm trước.
- Sau khi va chạm với mặt đất phần thiên thạch không bị cháy hết hoặc phá huỷ có hình dạng giống tảng đá gọi là vẫn thạch.







NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview