Sóng thần là gì? Nguyên nhân tạo nên sóng thần?

Sóng thần là chuỗi các cơn sóng dài truyền dưới mặt biển, khi đến thềm lục địa nó dựng đứng và tràn vào bờ biển gây nên sức tàn phá khủng khiếp.
- Bề mặt Trái đất được bao phủ bởi lớp đất đá cứng và nguội được gọi là lớp vỏ hay Thạch quyển. Thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau như trên hình:





Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km. Thạch quyển như là lớp vỏ cứng, trong khi quyển astheno bên dưới có tác động như là một lớp chất lỏng có độ nhớt nhẹ làm cho Thạch quyển không ngừng trôi dạt trên nó.
Thạch quyển bị chia cắt ra thành các mảng lớn được gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng. Khi di chuyển các mảng thạch quyển này va chạm với nhau tạo nên rung động đột ngột của vỏ Trái đất tạo nên động đất. Từ động đất có thể gây nên núi lửa và sóng thần.
- Dưới đáy đại dương khi các mảng địa chất va chạm, những vụ lở đất, những vụ phun trào núi lửa mạnh sẽ tạo áp suất lớn tác dụng lên lượng nước của đại dương làm nó biến dạng đột ngột và di chuyển tạo nên sóng. Nếu áp suất tác dụng quá lớn sẽ tạo nên những cơn sóng khổng lồ có sức tàn phá khủng khiếp gọi là sóng thần.





- Sóng thần chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh. Ở vùng nước rộng, các cơn sóng thần có chu kỳ rất dài (thời gian để đợt sóng sau tới vị trí đợt sóng trước) có thể tới hàng trăm kilômét (sóng hình thành từ gió bình thường trên mặt đại dương thường có chiều dài sóng 150 mét). Năng lượng của sóng thần tập trung ở tầng nước sâu, dưới đáy biển, chiều cao thực của nó trên đại dương thường không tới một mét. Điều này khiến những người ở trên tàu giữa đại dương khó nhận ra chúng.
- Sóng thần di chuyển trên đại dương với tốc độ trung bình 800km một giờ. Khi tiến tới gần đất liền, sóng thần va chạm với vùng đáy biển nông và bị hất ngược lên tạo nên những con sóng có độ cao hàng chục mét. Sóng thần chủ yếu phát sinh ở vành đai địa chất đứt gãy phía tây Thái Bình Dương và xảy ra ở vùng ven bờ biển gây thiệt hại và tổn thất rất lớn cho các cảng và vùng ven bờ biển.
+ Năm 1960, những cơn sóng thần trải dài khắp Thái Bình Dương có chiều cao tới 25m được gây ra bởi trận động đất có cường độ 9,5 độ richter ở Chile. Đây được coi là trận động đất mạnh nhất từng ghi lại được và chính nó đã tạo ra những cơn sóng thần có mức độ phá hủy lớn nhất
+ Năm 2004, một trận động đất mạnh 9,1 độ richter ở Ấn Độ Dương chính là nguyên nhân gây ra những đợt sóng thần cao tới 30m đã làm chết hơn 220.000 người. Đây là một thảm họa thiên nhiên được cho là khủng khiếp nhất trong lịch sử của nhân loại.
+ Tháng 3/2011, trận động đất có cường độ 8,9 độ richter ở Nhật Bản cũng tạo ra những cơn sóng thần có sức tàn phá vô cùng to lớn, làm hơn 8.000 người thiệt mạng và 13.000 người mất tích, thiệt hại vật chất hơn 230 tỷ USD, phá hủy hệ thống phát điện của nhà máy điện hạt nhân Fukushima gây rò rỉ nhiều chất phóng xạ ra môi trường tự nhiên.

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview