Tầng khí quyển Trái Đất dày bao nhiêu?


Tầng khí quyển là hỗn hợp các loại khí, hơi nước, các loại bụi… bao quanh Trái Đất, càng lên cao thì mật độ càng thưa loãng và tiến dần vào trong không gian Vũ Trụ.


- Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.


- Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Khí quyển chia thành các tầng:
+ Tầng đối lưu: từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 16 km (ở 2 vùng cực là 7–10 km) các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, mỗi 100 m nhiệt độ giảm 0,6 °C. Những hiện tượng thời tiết như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù... đều diễn ra ở tầng đối lưu.
+ Tầng bình lưu: từ độ cao 16km đến khoảng 50 km. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.
+ Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.
+ Tầng điện li: từ 80–85 km đến khoảng 1000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới.
+ Tầng ngoài: trên 1.000 km đến 10.000 km là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500 °C. Vì không khí ở đây rất loãng, mật độ khí là cực kỳ thấp, rất khó truyền nhiệt nên các nhiệt kế có thể chỉ nhiệt độ ở đây dưới 0 °C.
- Bầu khí quyển làm giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa hè và mùa đông. Các tia nhiệt của Mặt trời xâm nhập vào bầu không khí và làm ấm bề mặt Trái đất vào ban ngày. Bầu khí quyển phía trên giữ lại lượng nhiệt này để nó có thể thoát vào không gian chậm hơn, làm dịu đi cái lạnh vào ban đêm.
- Bầu khí quyển bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi những trận mưa thiên thạch. Người ta ước tính có hơn 100.000 thiên thạch va chạm vào bầu khí quyển của Trái đất mỗi ngày. Khi vào bầu khí quyển chúng ma sát với không khí, bốc cháy trước khi chạm đến mặt đất. Nhờ tầng ozon bầu khí quyển ngăn chặn những loại bức xạ có hại, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

- Nhờ bầu khí quyển mà sự sống trên Trái đất trải qua mưa, gió, mây và các loại thời tiết khác, cũng như là màu sắc của bình minh và hoàng hôn, cầu vồng, và những ánh ban mai hay ánh sáng địa cực đẹp rực rỡ.

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview