Trên Trái Đất vì sao chia ra nhiệt đới, ôn đới và hàn đới?

Phân chia những vùng có khí hậu và nhiệt độ khác nhau trên Trái đất thành từng nhóm.

Trên Trái Đất ta sinh sống, vì góc độ chiếu sáng của ánh nắng Mặt Trời khác nhau, do đó ở những vùng khác nhau nhận được lượng nhiệt chênh lệch nhau rất rõ rệt.
Điều đó sản sinh ra sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng. Các nhà khoa học đem những vùng có nhiệt độ không khí, lượng mưa và quang cảnh thiên nhiên giống nhau quy thành loại hình khí hậu như nhau, đem những vùng khác có nhiệt độ, khí hậu, đặc trưng mưa và quang cảnh tự nhiên cùng một loại quy kết thành loại hình khí hậu khác. Vì vậy sản sinh ra những đới khí hậu khác nhau.
Thông thường người ta chia Trái Đất thành ba đới khí hậu là: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Vì ôn đới và hàn đới ở Nam và Bắc bán cầu đều có cho nên trên Trái Đất có năm đới khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới lại có thể chia thành ba loại hình khí hậu khác nhau: khí hậu xích đạo, khí hậu nhiệt đới và khí hậu cận nhiệt đới.








Khí hậu xích đạo tức là khí hậu của vùng xích đạo. Đặc trưng của nó là nhiệt độ khí hậu cả năm cao, độ ẩm lớn, oi bức và nhiều mưa. Nhiệt độ bình quân năm của khí hậu nhiệt đới nói chung nằm trong khoảng từ 25 - 30°C, sự biến đổi nhiệt độ trong năm rất ít. Cả năm lượng mưa nhiều, trên lục địa sau buổi trưa mưa và sấm nhiều, trên biển buổi tối mưa, sấm nhiều. Lượng mưa hằng năm thông thường từ 1000 - 3000 mm, các tháng phân phối đồng đều. Vùng bồn địa Cônggô, bờ biển phía đông vịnh Ghinê ở châu Phi, lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, Inđônêxia châu Á đều thuộc khí hậu xích đạo.
Khí hậu nhiệt đới: nhiệt độ cả năm khá cao, bốn mùa không rõ, nhưng hai mùa khô và ẩm rất rõ, cả năm chia thành mùa khô và mùa mưa. Gió bão rất nhiều. Ấn Độ, Mianma, Campuchia, Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc đều thuộc khí hậu nhiệt đới.


Khí hậu cận nhiệt đới: phần lớn thời gian trong năm thuộc vùng áp suất cao của vùng cận nhiệt đới khống chế và hoạt động vì ảnh hưởng của gió mùa nên mùa hè nóng bức, mưa nhiều, mùa đông ấm và ít mưa.
Khí hậu ôn đới: vì vị trí địa lý khác nhau nên có thể phân thành ba loại hình: khí hậu biển ôn đới, khí hậu lục địa ôn đới và khí hậu gió mùa ôn đới.
Khí hậu biển ôn đới: cả năm ôn hòa, lượng mưa bốn mùa không đều, mưa nhiều, độ ẩm lớn: Anh, Hà Lan, v.v. của châu Âu thuộc vùng khí hậu này.
Khí hậu lục địa ôn đới: mùa hè nóng, mùa đông rét, lượng mưa cả năm ít, tập trung vào mùa hè: các vùng như Tân Cương, Cam Túc, v.v. của T rung Quốc thuộc vùng khí hậu này.
Vùng khí hậu gió mùa ôn đới: mùa hè chủ yếu là khí hậu gió mùa biển, nhiệt độ cao, mưa nhiều, mùa đông chủ yếu là gió mùa lục địa rét, khô ráo: lưu vực sông Trường Giang trở về Đông Bắc Trung Quốc thuộc loại khí hậu này.
Khí hậu hàn đới: là khí hậu vùng cực Trái Đất, giá rét. Có hai loại hình. Một loại nóng nhất nhiệt độ bình quân từ 0 - 10°C. Băng tuyết quanh năm không tan nên còn gọi là “khí hậu vĩnh đông”: Bắc Cực và đại bộ phận lục địa Bắc Mỹ thuộc vùng khí hậu này.




 

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview