Vì sao có sông, hồ, đại dương?

Sông, hồ, đại dương trên Trái Đất hình thành như thế nào?
+ Mưa: hơi nước trong những đám mây gặp lạnh, ngưng tụ, rơi xuống đất thành mưa. Nước mưa gặp mặt đất một phần bốc hơi vào không khí, một phần trượt trên mặt đất gọi là dòng nước, một phần ngấm vào lòng đất tạo nên mạch nước ngầm.
+ Mạch nước ngầm: khi nước ngấm vào lòng đất phần lớn sẽ tiếp tục di chuyển xuống các tầng sau hơn nữa. Trong đất nó sẽ hòa tan vào các vật chất và chứa vào các khoảng rỗng, các vết nứt trong đá… Tại độ sâu mà ở đó nước bão hòa hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm. Tại các vùng đất cao như đồi núi khi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột làm lượng nước tăng đột biến cộng với độ dốc của sườn đồi sẽ tạo nên dòng nước mạnh chảy từ độ cao xuống gây tàn phá khủng khiếp gọi là lũ quét. Phần nước ngấm vào đất sẽ di chuyển dần từ đỉnh núi xuống tầng đất thấp hơn và cuối cùng là chân núi. Tại những vùng lắng đọng sẽ có những mạch nước từ trong lòng núi chảy ra, các mạch nước nhỏ này chảy trên mặt đất, gặp nhau, gộp lại với nhau tạo nên dòng nước lớn hơn gọi là suối.











+ Suối: Suối là từ để chỉ những dòng nước chảy nhỏ và vừa, là dòng chảy tự nhiên của nước từ nơi cao xuống chỗ thấp hơn. Suối thường bắt nguồn từ các mạch nước ngầm hoặc từ các hồ nước thiên nhiên trong rừng, núi. Nước suối là loại nước ngọt. Các dòng suối thường khi hợp lại, lớn lên sẽ tạo thành các dòng sông.
+ Sông: là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông.






















+ Hồ: tại những nơi đất thấp, trũng hoặc vùng lòng chảo, nơi sông đổi dòng… Khi nước mưa, mạch nước ngầm, suối chảy vào nước sẽ được giữ lại với khối lượng lớn được gọi là hồ. Hồ thường nằm trong đất liền và chứa nước ngọt.







+ Đại dương
:

   - Đại dương là khối chất lỏng tạo nên phần lớn thủy quyển của Trái Đất, nó bao phủ diện tích khoảng 360.triệu km2, chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển, 97% lượng nước trên Trái Đất. Tổng dung tích đại dương vào khoảng 1,35 tỷ km3 với độ sâu trung bình gần 3.700 m.
   - Đại dương thế giới (toàn cầu) là một khối nước liên tục bao quanh Trái Đất và được phân chia thành 5 đại dương: Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương. Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên gọi khác.
   - Đại dương chứa nước mặn, là môi trường sống của 230.000 loài đã biết, song có đến 95% đại dương thế giới chưa được khám phá nên thực tế số loài tồn tại nhiều hơn nhiều, khả năng hơn hai triệu. Các đại dương có ảnh hưởng lớn tới sinh quyển, sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng mưa mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất. Con người vẫn chưa biết về nguồn gốc đại dương trên Trái Đất; chúng được cho là hình thành vào thời hỏa thành và có lẽ đã thúc đẩy sự sống xuất hiện.

 

NQuan

10 vạn câu hỏi Vì sao? ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Cách rút các khoáng chất trong nước biển ra?

    Trong nước biển chứa nhiều loại khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali…

    Những phương pháp làm ngọt nước biển

    Phương pháp loại muối khỏi nước biển để sử dụng.

    Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

    Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng...

    Vì sao phải bảo vệ san hô?

    Dưới đáy biển có những rạn san hô khổng lồ có ảnh hưởng lớn đến sinh vật đáy biển và cả con người…

    Thuỷ triều đỏ (hồng triều) là hiện tượng gì?

    Trên biển có hiện tượng nước thuỷ triều có sắc đỏ gọi là thuỷ triều đỏ hay hồng triều.

    Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

    Có những hòn đảo khi tì nổi lên mặt biển, lúc lại biến mất. Vì sao?
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview