Mưa là gì? Vì sao lại có mưa? – Hiện tượng hơi nước tích tụ trong không khí rồi rơi xuống đất gọi là mưa.
– Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa.
– Nước trên trái đất tồn tại ở 3 dạng:
+ Dạng rắn: Khi nhiệt độ nước nhỏ hơn 0°C thì nước bắt đầu đóng băng và tồn tại ở dạng rắn.
Trong tự nhiên băng, tuyết có ở các vùng ôn đới và 2 cực trái đất, nơi có nhiệt độ tự nhiên nhỏ hơn 0°C.
+ Dạng lỏng: Khi nhiệt độ nước lớn hơn 0°C nước tồn tại ở dạng lỏng, Trong tự nhiên nước dạng lỏng có ở khắp nơi trên trái đất: sông, hồ, đại dương, mạch nước ngầm, trong cơ thể sinh vật…
+ Dạng khí: Nước ở dạng rắn hay lỏng thì cũng luôn bốc hơi và tồn tại ở dạng khí. Hơi nước hòa tan vào bầu không khí của khí quyển trái đất.
– Mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Mưa là một thành phần chính của chu trình nước và chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên Trái Đất. Nó cung cấp điều kiện phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như nước cho các nhà máy thuỷ điện và thủy lợi.
+ Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 – 50 mm/24h
+ Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 – 100 mm/24h
+ Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h
Views: 87