Tại vùng biển ta thấy mỗi ngày nước biển dâng lên hạ xuống 2 lần. Hiện tượng này gọi là thuỷ triều.

Nguyên nhân tạo nên hiện tượng thủy triều

– Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông… dâng lên, hạ xuống trong ngày. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời (tác động ít), giữa Trái Đất và Mặt Trăng (tác động nhiều) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

– Giải thích sự xuất hiện của lực tạo triều

+ Các lực tác động lên mỗi phần tử của Trái Đất gồm:

. Trọng trường của Trái Đất, trọng lực đối với các điểm của Trái Đất là như nhau, không đổi, có thể bỏ qua.

. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Các lực hấp dẫn tại những điểm riêng biệt của Trái Đất không bằng nhau, mà phụ thuộc vào khoảng cách từ mỗi điểm đến Mặt Trăng.

. Lực ly tâm của Trái Đất (trong hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng): các lực ly tâm ở mọi điểm của Trái Đất đều bằng nhau về độ lớn và hướng song song với đường nối tâm Trái Đất và tâm

Mặt Trăng về phía ngược lại với chiều tới Mặt Trăng.

Trong hình trên với M là tâm Mặt Trăng, O là tâm Trái Đất và P là điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất. Các lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên các phần tử của Trái Đất ở O và P được biểu diễn bằng những mũi tên mảnh hướng về phía tâm Mặt Trăng. Các lực ly tâm tại các điểm được biểu diễn bằng những mũi tên đậm cùng hướng về phía xa Mặt Trăng có độ lớn bằng nhau và bằng lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên điểm ở tâm Trái Đất. Tổng của lực hấp dẫn và lực ly tâm ở một điểm P bất kỳ sẽ là lực tạo triều.

Như vậy lực tạo triều lên điểm đang xét bằng hiệu giữa lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên điểm đó và lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên tâm Trái Đất, ở các điểm gần Mặt Trăng nhất và xa Mặt Trăng nhất (trên đường thẳng nối Mặt Trăng – Trái Đất), các lực tạo triều xấp xỉ bằng nhau về độ lớn, hướng theo bán kính ra khỏi tâm Trái Đất, ở các điểm trên vòng sáng Trái Đất, các lực tạo triều có độ lớn nhỏ hơn và hướng vào phía tâm Trái Đất, còn ở những điểm trung gian thì các lực tạo triều có hướng và độ lớn chuyển tiếp từ hai trường hợp trên.

– Lực hấp dẫn của Mặt Trời lên Trái Đất mạnh hơn trung bình 179 lần so với lực hấp dẫn của Mặt Trăng, nhưng do Mặt Trời cách Trái Đất trung bình 389 lần so với khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất, nên độ dốc trường của nó yếu hơn. Lực thủy triều mặt trời chỉ bằng khoảng 46% lực thủy triều mặt trăng.

Sao Kim có tác động lớn nhất trong số các hành tinh khác, bằng 0,000113 lần tác động của Mặt Trời, vì thế tác động thủy triều của các hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể bỏ qua. Hệ thống Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời không có biểu thức toán học chính xác về sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng.

– Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất nhưng chỉ ở đại dương – nước là chất dễ thay đổi hình dạng nên mới xảy ra hiện tượng thủy triều, còn với các bề mặt khác như băng, núi đá, mặt đất… có liên kết bền vững, khó thay đổi hình dạng nên không nhận biết được.

– Hàng tháng vào ngày sóc (mùng 1 âm lịch) và ngày vọng (15 âm lịch hoặc đôi khi là 16 hoặc 17 âm lịch), thì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng, khi đó thủy triều của Mặt Trời và Mặt Trăng trùng nhau, xuất hiện thủy triều lớn. Vào ngày Trăng thượng huyền (7, 8 âm lịch) và Trăng hạ huyền (22, 23 âm lịch), lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng tạo thành một góc 90o, lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời làm mất đi một phần lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trăng, vì vậy xuất hiện thủy triều nhỏ.

– Trái đất quay quanh chính mình trong 24h còn mặt trăng cần đến 27,3 ngày để quay quanh Trái Đất nên thủy triều của hôm sau luôn muộn hơn hôm trước 50 phút.

– Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều là mạnh nhất.

– Độ lớn của thủy triều phụ thuộc vào những điều kiện địa lý của biển như hình dạng đường bờ, phân bố độ sâu, các đảo và các vịnh trong biển… có ảnh hưởng quyết định đến độ lớn và đặc điểm thủy triều trong biển đó và trong các bộ phận của nó. Được biết nơi có biên độ dao động mực nước thủy triều lớn nhất trong đại dương, với độ lớn thủy triều 18 m, là vùng vịnh Fundy (Canađa) và nơi thủy triều hoàn toàn không đáng kể là biển Bantích.

Views: 3

Bài viết liên quan