Vì sao giếng cũng có lúc cạn nước – Giếng là một lỗ khoan trên bề mặt Trái Đất, khi đào sâu xuống lòng đất gặp mạch nước ngầm hoặc mực nước ngầm, lúc này chúng ta mới có giếng nước.
Giếng là một lỗ khoan trên bề mặt Trái Đất, khi đào sâu xuống lòng đất gặp mạch nước ngầm hoặc mực nước ngầm, lúc này chúng ta mới có giếng nước. Mặc dù giếng nhiều nước nhưng nếu sử dụng nhiều hoặc vào mùa khô giếng có thể bị hết nước hoặc cạn khô đáy.
Như ta đã biết nước từ ao, hồ, sông, suối, nước mưa… bị lực hút của Trái Đất nên liên tục thẩm thấu sâu vào lòng đất, từ tầng đất bề mặt ngấm dần xuống đến tầng đất sâu hơn. Trong quá trình thẩm thấu vào lòng đất nếu nước gặp các lỗ rỗng, khe nứt nước có thể hình thành nên những dòng nước nhỏ chảy len lỏi qua các lớp đất đá gọi là mạch nước ngầm. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi không còn nước ở tầng đất trên. Lượng nước thẩm thấu vào
tầng sâu liếp tục di chuyển vào lòng đất cho đến khi gặp tầng đá cứng nên dừng lại, hoà tan đến mức bão hoà với tầng đất và lưu trữ tại đây. Tại nơi nước chứa bão hoà gọi là mực nước ngầm. Nếu lượng nước tiếp tục thẩm thấu từ trên xuống sẽ làm cho mực nước ngầm này càng dâng lên gần với mặt đất.
Mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào tầng đá cứng, lượng nước thẩm thấu từ bề mặt Trái Đất và lượng nước hút lên do con người sử dụng. Mùa mưa mực nước ngầm cao ngược lại mùa khô do có ít nước thẩm thấu nên mực nước ngầm hạ xuống thấp.
Giếng là một lỗ khoan trên bề mặt Trái Đất, khi đào sâu xuống lòng đất gặp mạch nước ngầm hoặc mực nước ngầm, lúc này chúng ta mới có giếng nước. Nếu sử dụng nước quá nhiều, mạch nước ngầm không kịp chảy vào giếng nên nó sẽ bị cạn. Vì thế vào mùa cạn khi đào giếng tới độ sâu có nhiều nước ngầm thì giếng có thể có nước quanh năm. Nhưng nếu đào không đủ sâu khi thời tiết khô hạn hoặc sử dụng quá nhiều, nước dưới đất không được bổ sung làm cho mực nước ngầm thấp hơn đáy giếng, nước không chảy được vào giếng, lúc này trở thành giếng cạn.
Views: 0