Máy bay quân sự luôn là những cỗ máy tinh vi và có giá thành chế tạo rất cao. Trong bài viết này soisang.com.vn giới thiệu đến bạn những máy bay có chi phí chế tạo cao nhất thế giới (thông tin theo trang Air Force Technology).
Để dễ hình dung về số tiền chế tạo máy bay ta sẽ so sánh với Land Mark 81: tòa nhà cao nhất Việt Nam, thứ 17 thế giới (2018) với 81 tầng, cao 461,3m, 26 thang máy, diện tích sàn 241.000 m2…, Chi phí xây dựng 1,4 tỷ đô la Mỹ tương đương 32 nghìn tỷ đồng Việt Nam. Land Mark 81: tòa nhà cao nhất Việt Nam. 32 nghìn tỷ đồng
1. B-2 Spirit (Mỹ): giá 1,157 đến 2,2 tỷ đôla Mỹ tương đương 26.5 nghìn tỷ tới 51 nghìn tỷ đồng một chiếc => xây được 0.8 đến 1,5 tòa nhà Land Mark 81.
B-2 Spirit: 2.2 tỷ USD, mỗi giờ bay tốn 135.000 USD
B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ.
Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 giúp loại máy bay này có thể thâm nhập qua các hệ thống tên lửa phòng không không được áp dụng công nghệ chống tàng hình. Có 21 chiếc được chế tạo, hiện tại có 20 chiếc phục vụ trong lực lượng Không quân Hoa Kỳ sau khi một chiếc bị rơi.
2. Boeing VC-25(Mỹ) – Air Force One hay Không lực Một: máy bay phục vụ Tổng thống Mỹ.
Giá khoảng 660 triệu USD (15.3 nghìn tỷ đồng Việt Nam) => tiền xây Land Mark 81 mua được 2 chiếc. Boeing VC-25 giá khoảng 660 triệu USD. Mỗi giờ bay tốn 103.000 USD.
Hai chiếc Boeing VC-25 phục vụ Tổng thống Mỹ là phiên bản quân sự được điều chỉnh của Boeing 747-200 với giá khoảng 660 triệu USD. Boeing VC-25 được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và an ninh cực kỳ hiện đại và có tính bảo mật tuyệt đối, giúp tổng thống Mỹ có thể điều hành công việc bình thường khi đang ở độ cao 13 km. Trên máy bay có 87 đường điện thoại khác nhau, trong đó có 28 đường tuyệt mật được mã hóa. Nó có thể được coi là một trung tâm chỉ huy di động cho tổng thống trong trường hợp có xảy ra một cuộc tấn công vào nước Mỹ.
Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ còn có khả năng phòng thủ cao nhờ các thiết bị chống tên lửa gắn kèm, chống lại xung điện từ, cũng như chống lại bom nguyên tử. Tuy nhiên, theo CNBC, Boeing sẽ sản xuất 2 máy bay dành cho Tổng thống (747-8) với chi phí lên tới 3,9 tỷ USD dự kiến hoạt động vào năm 2024.
3. F-22 Raptor (Mỹ): Giá412 triệu USD/chiếc (2011) => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 3.5 chiếc F-22 Raptor giá 412 triệu USD, chi phí vận hành 68.362 USD/1 giờ bay Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Ban đầu nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
“Chim ăn thịt” F-22 Raptor được xem là một trong những tiêm kích tiên tiến nhất hiện nay. Chiến cơ này được Lockheed Martin và Boeing sản xuất với giá 412 triệu đô la Mỹ/chiếc (2011) (bao gồm cả chi phí cho nghiên cứu). Chi phí cho chương trình phát triển F-22 khoảng 66 tỷ USD.
Nhiều nguồn tin tuyên bố chiếc F-22 là loại máy bay chiến đấu hiệu quả nhất thế giới tuy nhiên chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân Hoa Kỳ dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc. F-22 bị cắt giảm số lượng đặt hàng vì gặp phải nhiều vấn đề và giá quá cao. Năm 2011, dây chuyền sản xuất F-22 đã đóng cửa.
4. B-1B Lancer: giá 283.1 triệu USD vào năm 1998 (400 triệu USD vào năm 2016) => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 3.5 chiếc. B-1B có giá 400 triệu USD vào năm 2016 –
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE 102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. Hiện tại, Không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc Lancer, số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2025.
5. C-17 Globemaster III (Mỹ): Giá 328 triệu USD => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 4.3 chiếc C-17 Globemaster III (Mỹ): Giá 328 triệu USD
C-17 Globemaster III là một máy bay vận tải quân sự được sử dụng để chở người, các thiết bị và phương tiện chiến đấu.
Máy bay này ban đầu được sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng hiện được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như Anh, Australia, Canada, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ấn Độ và Kuwait. C-17 Globemaster III có chi phí rơi vào tầm 328 – 368 triệu USD và nối tiếng duy trì được độ ổn định cao.
Tải trọng tối đa của Globemaster là 85 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa (MTOW) của nó là 293 tấn. Máy bay này có thể bay khoảng 4.482 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
6. P-8A Poseidon (Mỹ): giá 290 triệu USD => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 4.8
chiếc. P-8A Poseidon (Mỹ): giá 290 triệu USD
P-8A Poseidon là một phiên bản quân sự của Boeing 737-800ERX do Boeing sản xuất cho Hải quân Mỹ. Tổng chi phí của máy bay này là 290 triệu USD.
Máy bay chống ngầm và tuần tra P-8A có khả năng phát hiện và tấn công các tàu ngầm của kẻ thù, đồng thời được trang bị các tên lửa có hệ thống radar dẫn đường phục vụ chiến đấu.
7. VH-71 Kestrel (Mỹ): giá 241 triệu USD => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 5.8 chiếc.
VH-71 Kestrel (Mỹ): giá 241 triệu USD Trực thăng VH-71 được thiết kế dành riêng cho tổng thống Mỹ. Nó là phiên bản sửa đổi lại từ các trực thăng quân sự. Trực thăng được trang bị những công nghệ tối tân về bảo mật liên lạc cũng như tránh được sự tấn công của các tên lửa có đầu dò hồng ngoại. VH-71 là chiếc mới nhất trong gia đình Marine One của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên với chi phí quá cao 241 triệu USD/chiếc, dự án này hiện đang được đóng băng.
8. E-2D Advanced Hawkeye (Mỹ): giá 232 triệu USD => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 6 chiếc.
Grumman E-2 Hawkeye giá 232 triệu USD
Grumman E-2 Hawkeye giá 232 triệu USD là loại máy bay cánh báo sớm trên không (AEW) chiến thuật trang bị cho tàu sân bay, nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Loại máy bay này có hai động cơ -turboprop, được thiết kế và phát triển cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 bởi hãng Grumman Aircraft Company cho Hải quân Hoa Kỳ.
9. F-35 Lightning II (Mỹ): giá 120-145 triệu USD tùy phiên bản => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 12 chiếc.
F-35 Lightning II là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích bom phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, có thể thực hiện đa nhiệm vụ như: yểm trợ cận chiến (CAS), ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
Theo dự tính ban đầu, mỗi chiếc F-35 sẽ có giá khoảng 70 triệu USD/chiếc (xấp xỉ giá một chiếc F-15), tuy nhiên do chậm trễ và các lỗi phát sinh, tới năm 2011 giá thành mỗi chiếc F-35 được ước tính đã lên tới 120-145 triệu USD tùy phiên bản. Năm 2014, chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 tốn đến 67.548 USD mỗi giờ bay (cao hơn cả F-22).
10. Bell Boeing V-22 Osprey (Mỹ): giá khoảng 118 triệu USD/chiếc => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 12 chiếc. Bell Boeing V-22 Osprey giá khoảng 118 triệu USD/chiếc. Mỗi giờ bay tốn 11.000 USD
Bell Boeing V-22 Osprey là máy bay quân sự đa nhiệm của Mỹ với khả năng cất cánh và hạ
cánh thẳng đứng. V-22 có giá khoảng 118 triệu USD/chiếc và toàn bộ chương trình của chiến cơ này khoảng 35,6 tỷ USD.
V-22 có khả năng hạ cánh và cất cánh thẳng đứng như một chiếc trực thăng nhưng lại có với tốc độ, độ cao và khả năng hoạt động tầm xa của một chiếc máy bay phản lực lắp động cơ cánh quạt.
11. Chengdu J-20 Black Eagle (Trung Quốc): giá khoảng 110 triệu USD/chiếc => Tiền xây Land Mark 81 mua được khoảng 13 chiếc.
J-20 (Trung Quốc) giá 110 triệu USD
Tiêm kích J20 hay Chengdu J-20 là máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất nhằm phục vụ cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Chiếc J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 11 tháng 1 năm 2011.
J-20 hiện sử dụng hai động cơ AL-31 của Nga, có thiết kế hình trông giống như dự án máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga, vật liệu công nghệ tàng hình được cho là có thể làm dựa trên chiếc F-117 hoặc của chiếc B-2 Spirit có thể lấy được theo cách nào đó. Dù vậy Trung Quốc đã khẳng định rằng máy bay là sản phẩm được phát triển hoàn toàn trong nội địa và có thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Hoa Kỳ hay Sukhoi T-50 của Nga.
Views: 4