Trên trời có những vật thể to lớn, tạo bởi không khí, bụi và hơi nước bay lơ lửng trong không trung gọi là mây. Mây trên trời có cao, có thấp, cao đến 10 km, thấp chỉ có mấy chục mét. Nguyên nhân hình thành mây rất nhiều, chủ yếu là do không khí ẩm ướt bốc lên. Trong quá trình bốc lên, vì áp suất không khí giảm dần theo độ cao, còn thể tích của nó lại nở ra. Trong quá trình giãn nở nó phải tự tiêu hao nhiệt lượng của mình. Như vậy không khí vừa dâng lên vừa giảm thấp nhiệt độ.

Mây là gì? Vì sao lại có mây?
Mây là gì? Vì sao lại có mây?

Khả năng chứa hơi nước của không khí có một giới hạn nhất định. Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cụ thể lượng hơi nước nhiều nhất mà một đơn vị thể tích không khí có thể chứa được gọi là hơi nước bão hòa. Lượng hơi nước bão hòa sẽ giảm xuống theo độ giảm của nhiệt độ không khí cho nên không khí càng lên cao nhiệt độ càng thấp thì áp suất hơi nước bão hòa cũng không ngừng giảm xuống. Khi áp suất hơi nước bão hòa trong không khí giảm đến mức áp suất hơi nước vốn có thì có một bộ phận hơi nước sẽ bám vào các hạt bụi ngưng kết lại để hình thành những giọt nước nhỏ li ti (khi nhiệt độ thấp hơn 0°C có thể hình thành các tinh thể băng). Những hạt nước này thể tích rất nhỏ, gọi là các giọt mây trong đám mây.

Chúng có nồng độ rất lớn, tốc độ rơi xuống trong không khí rất nhỏ, có thể có những luồng không khí bốc lên đỡ lấy, do đó nó trôi nổi trong bầu trời.Mây được hình thành nhờ nhiệt: Mặt Trời chiếu sáng, nhiệt độ lớp không khí gần mặt đất tăng nhanh, không khí nóng và nhẹ sẽ bốc lên trên. Về mùa hè ta thường nhìn thấy những đám mây hình quả núi hoặc hình cái tháp, đó chính là nhờ tác dụng của lực nhiệt mà hình thành.

Mây được hình thành nhờ tác dụng trượt bề mặt. “Mặt trượt” trong không khí là chỉ bề mặt giao nhau giữa hai tầng không khí nóng và lạnh. Khi không khí ấm và nhẹ bay lên trên, gặp phải lớp không khí lạnh và nặng cản trở thì lớp không khí ấm sẽ chủ động trượt nghiêng lên trên lớp không khí lạnh.

Mặt giới hạn lúc này gọi là mặt giới hạn ấm. Khi không khí ấm trượt lên trên sẽ hình thành những tầng mây dày và lớn. Khi lớp không khí lạnh chuyển động về phía dưới gặp không khí ấm, sẽ chui xuống lớp không khí ấm và nâng nó lên. Mặt giới hạn lúc này gọi là mặt lạnh. Lớp không khí ấm bị bức nằm trên lớp không khí lạnh sản sinh ra những đám mây dày đặc.

Mây được hình thành nhờ tác dụng của địa hình. Không khí của tầng bình lưu gặp sự cản trở của những mạch núi, đồi gò hay cao nguyên sẽ bị dâng cao lên, gặp các dốc núi sẽ hình thành mây hoặc mù.

Ngoài ra thì tác dụng nhiễu loạn theo chiều thẳng đứng của không khí cũng như tác dụng bức xạ lạnh của ban đêm của các tầng mây ẩm ướt cũng khiến cho hơi nước trong không khí kết thành mây.

Cho dù mây được hình thành theo phương thức nào, vì các giọt mây rất nhỏ, tốc độ rơi xuống chậm cho nên chỉ cần một luồng không khí nhẹ bốc lên là có thể đỡ được, làm cho mây trôi nổi bồng bềnh trong không trung.

Vì sao mây có màu sắc khác nhau?

Chắc bạn đã nhìn thấy mây có nhiều màu sắc. Có đám trắng mịn như bông, có đám đen xịt, có đám xám nhờ nhờ, có đám màu hồng hoặc màu tím v.v…

Mây có nhiều màu sắc thực chất vì đâu?

Mây là hỗn hợp các loại khí, bụi, hơi nước tạo thành, khi ánh sáng sáng mặt Trời hoặc Mặt

Trăng chiếu vào tuỳ loại mây và độ dày, mỏng của nó mà tạo nên những mầu sắc khác nhau.

Mây dày có thể lên đến 7000 đến 8000m, mỏng chỉ mấy chục mét.

Mây dạng tầng dày lúc mưa giông có thể dồn về một góc trời, ánh sáng Mặt Trời hay Mặt

Trăng không thể chiếu qua nên mây có mầu đen.

Mây dạng tầng mỏng hơn một chút và mây dạng sóng, đặc biệt là mây dạng sóng ở các bờ biển cho một phần ánh sáng Mạt Trời xuyên qua nên có mầu xám. Những đám mây mỏng ánh nắng dễ chiếu qua, đặc biệt là những đám mây mỏng do tinh thể băng cấu tạo nên qua ánh nắng Mặt Trời hiện lên đặc biệt rõ, giống như những sợi bông rất sáng.

Có những đám mây do tinh thể băng tạo nên mỏng đến mức hầu như không thấy rõ, nhưng chỉ cần thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng đi qua là ta có thể biết được có mây. Loại mây này gọi là mây quấn màn mỏng.

Mây tích thành từng đám dày riêng lẻ, vì chiều dày lớn nên phía có Mặt Trời hầu như toàn bộ ánh nắng bị phản xạ trở lại, do đó màu rất trắng. Còn mặt phía dưới vì ánh nắng không xuyên qua được nên màu đen xám.

Khi Mặt Trời mọc hoặc lặn vì ánh nắng chiếu xiên xuyên qua tầng mây rất dày cho nên bị các phần tử không khí, hơi nước và các tạp chất sẽ tán xạ chiếu vào mây tạo nên mây mầu xanh, vàng… Ánh sáng có bước sóng dài (đặc biệt là ánh sáng đỏ) bị tán xạ ít, chiếm phần lớn làm cho chân trời phía Mặt Trời mọc hay phía Mặt Trời lặn đều là màu đỏ, ngay cả mặt dưới và các đường viền của đám mây được chiếu sáng đều biến thành màu đỏ.

– Những đám mây tạo mưa thường ở độ cao 2000 đến 5000m, các đám mây dưới 2000m khi tiếp xúc với mặt đất được gọi là sương mù.

Views: 51

Bài viết liên quan