Những địa điểm nổi tiếng ở tỉnh Điện Biên

Điện Biên: nơi nổi tiếng không những bởi chiến thắng Điện Biên Phủ mà còn với rất nhiều địa điểm đẹp, hấp dẫn khách tham quan và du lịch. Bài viết này Soisang.com.vn giới thiệu đến bạn những địa điểm nổi bật nhất.
Trong bài viết này giới thiệu những địa danh sau:
1: Đồi A1, C1, D1, E1

5: Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (hầm Đờ Cát)
6: Thành Bản Phủ
7: Bảo tàng chiến thắng Điện Biên
8: Hồ Pá Khoang
9: Suối khoáng nóng Hua Pe
10: Suối khoáng nóng Uva

11: Động Pa Thơm
12: Hang Thẩm Púa

13: Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
14: Ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc (Cực tây tổ quốc A Pa Chải)
15: Cánh đồng Mường Thanh
16: Vườn anh đào Mường Phăng
17: Đèo Pha Đin
18: Tháp Chiềng Sơ


1. Đồi A1
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định cho toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay đồi A1 (thuộc quần thể di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ) là một trong những điểm di tích được đông đảo người dân và du khách đến tham quan.



Tại đây, địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc để cùng các điểm cao khác bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Tuy nhiên, qua 39 ngày đêm chiến đấu ác liệt, sáng 7/5/1954, quân đội ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm này, mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng vào sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để giành thắng lợi toàn diện cuối cùng.


Hố bộc phá trên đỉnh đồi A1- dấu tích vụ nổ khối bộc phá nghìn cân của quân đội ta lúc 20h30' ngày 6/5/1954, là hiệu lệnh tổng công kích đợt cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ



Đến với Điện Biên, đến với di tích đồi A1 ở TP Điện Biên Phủ hôm nay, mỗi người sẽ cảm nhận được rõ hơn khí phách đấu tranh ngoan cường của dân tộc Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng vang dội làm chấn động địa cầu giờ đây đã trở thành bất tử.


2. Di tích: Đồi C1 – (ÊLIAN 1)
 
Đồi C1 được quân Pháp đặt cho một cái tên thiếu nữ Pháp – Êlian 1, nằm trong dãy đồi  liên hoàn phía Đông. C1 cùng với A1, C2,  E1,  D tạo thành tấm lá chắn bằng thép che chở cho phân khu trung tâm. Xét về địa thế, đồi C1 tuy không có độ cao như đồi E và đồi D, nhưng lại có vai trò quan trọng hơn rất nhiều bởi sự bố phòng liên hoàn cùng với A1.

17h ngày 30/3/1954 cùng với các cao điểm phía Đông khác, ta nổ súng tấn công đồi C1. Nếu sự có mặt của ta trên đồi C1 là mối đe doạ nguy hiểm đối với quân Pháp ở dãy điểm cao phía Đông, thì về phía ta, đánh chiếm và giữ được ngọn đồi này sẽ làm bàn đạp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến vào cứ điểm C2 và A1. Chính vì vậy, cả ta và địch đều phải dùng mọi nỗ lực vào việc củng cố chỗ đứng trên ngọn đồi mà bom đạn địch đã huỷ diệt toàn bộ các công sự chiến đấu cũng như chổ ẩn náu. Cuộc chiến đấu tại đồi C1 diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Các trận địa pháo và khu vực quân cơ động của địch chìm trong khói lửa.


Đêm 1/5 /1954 đợt tấn công thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Sau 32 ngày đêm chiến đấu phòng ngự trên đồi C1 ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm C1, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại của bức tường thành phiá Đông, mở thông cánh cửa vào khu trung tâm tập đoàn cứ điểm. “Con Nhím khổng lồ” Điện Biên Phủ chỉ còn sống những giờ phút hấp hối.

Di tích đồi C1 hiện nằm ở địa phận phường Mường Thanh – thành phố Điện Biên Phủ. Cùng với thời gian và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, các dấu vết của khu di tích chiến trường xưa đã phần nào không còn nguyên vẹn như xưa, bên cạnh nó là hàng loạt các công trình đô thị mới đang mọc lên nhưng trận chiến đấu của các chiến sỹ tại di tích này, cùng với các di tích khác sẽ còn được ghi nhớ trong ký ức của mỗi người dân nơi đây nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.


3. Khu di tích: Đồi D1
 
Đồi D1 trong chiến tranh là cứ điểm phòng ngự phía Đông trọng yếu của thực dân Pháp, ngày nay là nơi được chọn để làm địa điểm đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ và trở thành công trình văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Điện Biên.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ

4. Khu di tích: Đồi E1
 
Đồi E1 là một trong 5 cao điểm phòng lực phía đông, thuộc phân khu trung tâm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tấn công ở hướng Đông-Bắc vào Điện Biên Phủ. Vì vậy, thực dân Pháp coi đồi E1 là bức bình phong bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, chúng tìm cách giữ bằng được cao điểm quan trọng này.



5. Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (hầm Đờ Cát)
 
Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hay còn gọi là hầm Đờ Cát là nơi tướng Đờ Cát của thực dân Pháp ở, làm việc và trực tiếp chỉ huy trận đánh của thực dân Pháp với quân dân ta. Hầm nằm tại cánh đồng Mường Thanh, được xây dựng vô cùng kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc. Hiện nay hầm còn giữ được gần như nguyên vẹn hiện trạng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Điện Biên.











Hầm Đờ Cát


6. Thành Bản Phủ
Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 8km, di tích Thành Bản Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Đây là nơi ghi dấu các hoạt động nổi bật nhất của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất. Ông là biểu tượng, là niềm tin cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nước ta thế kỷ 18.
Thành dựa lưng vào sông Nậm Rốn, xung quanh phía ngoài có hào sâu bao bọc, chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m, phía ngoài được trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên.

Thành Bản Phủ hiện được tôn tạo một đoạn trường thành để du khách có thể liên tưởng về toà thành cổ nguy nga ngày ấy. Thành Bản Phủ đến nay vẫn còn dấu tích khá rõ nét, thành được xây dựng ở một vị trí rất đẹp và quay mặt sang hướng Đông Nam, thành có hình chữ nhật, chiều dài hơn hơn 100m, chiều rộng khoảng 70m.



Thành Bản Phủ


Phía trước thành là Hồ sen rộng khoảng 7ha và cánh đồng Cao Bình bằng phẳng, tiếp đó là cánh đồng Tổng Chúp. Gần chân thành là giếng ngọc (nay gọi là Bó Phủ) nước trong vắt quanh năm.

Di tích Thành Bản Phủ còn là minh chứng cho cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc dưới sự chỉ huy của Hoàng Công Chất đánh tan giặc Phẻ, bắt sống tướng giặc là Phạ Chẩu Tin Toòng, giải phóng Mường Thanh bảo vệ núi rừng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc vào tháng 5/1754.

Di tích còn thể hiện tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Công Chất nhân dân các dân tộc nơi đây đã đoàn kết một lòng đánh đuổi kẻ thù chung ra khỏi bờ cõi của đất nước, cùng nhau xây dựng Bản, Mường âm no hạnh phúc.

7. Bảo tàng chiến thắng Điện Biên
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lấy 5 châu, chấn động địa cầu là một trong những điểm đến vô cùng ý nghĩa trong những ngày tháng 7 thiêng liêng này.  

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên - nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu 
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tọa lạc tại quốc lộ 279, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Được khởi công xây dựng từ tháng 10/2012 trên diện tích 22.000m2 và chính thức mở cửa đón khách vào ngày 5/5/2014 sau 19 tháng thi công, Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên hiện nay. Công trình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc và phần nội dung trưng bày, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, xứng tầm với chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Khu gian chính với 26 ảnh chân dung anh hùng góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.









Những hình sống động về các chiến sĩ trong căn hầm của chiến dịch đang trò chuyện với nhau trong giây phút nghỉ ngơi.

Hiện nay bảo tàng chiến thắng Điện Biên đón hàng trăm lượt khách tham quan mỗi ngày và trở thành địa điểm du lịch văn hóa quan trọng của tỉnh Điện Biên.


8. Hồ Pá Khoang
Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 25km về phía đông bắc, nằm kề quốc lộ 279, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

Hồ Pá Khoang nằm ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển và được xây dựng cách đây gần 20 năm. Quần thể khu du lịch hồ Pa Khoang có tổng diện tích 2.400ha, trong đó diện tích rừng 1.320ha, diện tích mặt nước hồ 600ha, có sức chứa 37,2 triệu m3 nước. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho 2 nhà máy thủy điện: Nà Lơi và Thác Bay, Hồ Pá Khoang còn đảm bảo nước tưới cho hơn 4000 ha lúa của cánh đồng Mường Thanh và bảo vệ môi trường sinh thái cho khu vực.


Đường từ trung tâm thị xã Điện Biên dẫn vào hồ rất đẹp, lên xuống theo triền núi, dọc đường thỏa sức ngắm những ngôi nhà của người Thái ẩn hiện dưới bóng cây rừng. Hồ Pá Khoang nằm giữa các thung lũng của nhiều ngọn núi, kín đáo uốn mình trong một vùng thiên nhiên với cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều thú và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu.


Đặc biệt trên một hòn đảo ở giữa hồ Pá Khoang rộng hàng chục ha, cách đây 10 năm ông Trần Lệ, một người chuyên nghiên cứu các giống hoa vùng ôn đới đã quyết định đem hạt giống cây hoa anh đào từ Nhật Bản về ươm mầm, giờ đây tạo nên một đảo hoa với hơn 400 cây Anh đào nở rực rỡ giữa núi rừng Tây Bắc. Thời điểm thích hợp nhất để lựa chọn đến ngắm hoa anh đào tại hồ Pá Khoang là khoảng từ trung tuần tháng 12 năm trước cho đến tháng 2 năm sau. Đó cũng chính là thời điểm các loài hoa đua nhau khoe sắc, hòa quyện với màu xanh của nước, của mây trời, tạo nên bức tranh thủy mặc hài hòa, làm say đắm không ít du khách

 
9. Suối khoáng nóng Hua Pe
Suối khoáng nóng Hua Pe nằm cách trung tâm thị xã Điện Biên khoảng 5km. Nước suối ở đây lúc nào cũng có nhiệt độ khoảng 60 độ C cùng nhiều khoáng chất quý giá, có lợi cho sức khỏe nên thu hút rất nhiều khách du lịch đến nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Dựa vào những kết luận của Viện Y học – lao động – vệ sinh và môi trường đối với mẫu nước lấy tại suối nươc nóng Hua Pe, ta có thể khẳng định: Đây là dòng suối khoáng vô cùng quý, có tác dụng rất tốt lên sức khỏe con người bởi nó đáp ứng đủ tiêu chuẩn vệ sinh về hóa học cho nước uống và sinh hoạt. Không phải bất kỳ dòng suối khoáng nào cũng có thể uống được như nơi đây. Quả không sai khi ta nói: suối nước nóng Hua Pe là món quà thiên nhiên vô giá mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái, ban tặng cho vùng đất Điện Biên xinh đẹp này.








Suối khoáng nóng Hua Pe​



10. Suối khoáng nóng Uva
Khu du lịch UVa, xã Noọng Luống, huyện Điện Biên cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía Tây Nam. UVa có địa thế núi non trùng điệp, tổng diện tích trên 73.000m2 với dòng suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ trung bình từ 76- 84 độ C. Suối khoáng nóng được thực dân Pháp phát hiện và sử dụng từ những năm 1950 được đặt tên là “UVa”. Uva bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống. Trong đó, “Ú” được dịch là bà, “Vá” có nghĩa là cái nôi.

Theo truyền thuyết, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Phong cảnh UVa trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. 







Suối khoáng nóng Uva​



11. Động Pa Thơm
Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thơm, nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt – Lào. Nhân dân địa phương gọi động là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên Hoa). Động được khám phá cách đây khá lâu cùng với những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa.

Ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, động Pa Thơm được bao bọc giữa khu rừng nguyên sinh rậm rạp, với thảm thực vật và sự đa dạng sinh học phong phú. Để đến được cửa động, du khách phải đi bộ một quãng đường dốc dài hơn 200m mấp mô đá với nhiều loại dây leo.
Trên con đường này, du khách được hít thở khí trời trong lành, ngắm cảnh núi non trùng điệp, ngắm những nếp nhà sàn phía xa xa ở lưng chừng núi của người dân tộc thiểu số, nghe tiếng chim hót líu lo, suối chảy róc rách…


Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vòm, cao 12m, rộng 17m, mái đá nhô ra 7m. Chính giữa lối vào là một khối đá khổng lồ sừng sững giống như đầu voi đang rũ xuống. Chiều sâu động khoảng hơn 350m chạy theo hướng Nam.

Động có 9 vòm lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng chừng 20m. Lối vào động giáp cửa hang là ba khối đá lớn chắn ngang nằm uốn lượn như một con trăn khổng lồ ngăn đôi động và tạo thành hai lối vào ra. Ngay từ ngoài cửa hang đã có nhiều nhũ đá mang nhiều hình hài hết sức sống động, nhũ đá óng ánh, màu sắc huyền ảo, lung linh dưới ánh nến.


Các vòm động đều cao vút, mỗi vòm tựa như một toà điện nguy nga, lộng lẫy, khối nhũ nhô lên, những măng đá đủ mọi hình tượng mềm mại từ trên mái trần rủ xuống những tua rua óng ánh. Bên vách những khối đá như những dòng thác lớn đang chảy, óng ánh bạc.

Bên trong động, du khách như lạc vào một thế giới thần tiên, nơi có những cung điện nguy nga lấp lánh, có tiếng nước  chảy tí tách vang lên từ vòm động và từ các nhũ đá…



Ngoài ra, động còn được gắn với huyền thoại về một tình yêu đôi lứa, làm cho cảnh quan càng thêm chất thi ca và trở thành địa danh du lịch hấp dẫn của tour du lịch Điện Biên.


12. Hang Thẩm Púa
Hang Thẩm Púa, còn được gọi là hang ông Giáp, nằm dưới chân núi đá vôi Pú Hồng Cáy, thuộc địa phận Bản Pó, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi xuất hiện người Việt Cổ, là địa điểm đặt Sở chỉ huy đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hang Thẩm Púa


Lối vào hang Thẩm Púa​


13. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cách Thành phố Hà Nội khoảng 700km theo hướng Tây Bắc. 

Đường lên Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé


Phong cảnh đẹp và có hồn như một bức tranh


Những mái nhà xinh xinh của người dân tộc


Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có tổng diện tích khoảng 310.262ha, bao gồm: 10 xã biên giới huyện Mường Nhé với sự cư trú của một số dân tộc như: Hà Nhì, Khơ Mú, Mông,... và gần 118.000ha đất rừng tự nhiên với độ che phủ 43% - cao nhất tỉnh Điện Biên, nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm.


Còn rất hoang sơ


Về động vật rừng: Theo những nghiên cứu khảo sát hiện nay, khu bảo tồn có khoảng 291 loài động vật: 55 loài đặc hữu, quí hiếm như: rùa đá, voi, bò tót, gấu chó, hổ, báo, sói đỏ, tê tê, cầy hương, mèo rừng... và 45 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra, nhiều tài liệu nghiên cứu trước đây còn cho thấy: Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé còn khoảng 200 con voi, 300 con bò tót, 35 loài bò sát, 59 loài thú khác và 270 loài chim.




Bên cạnh đó, hệ thực vật rừng ở đây cũng khá đa dạng về chủng loại, có khoảng 740 loài thực vật: 35 loài thực vật quí hiếm, 29 loài sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, trong đó, nhiều loài có giá trị đặc biệt về mặt khoa học như: chò đãi, dổi xương, chò nước, lát hoa, chò chỉ, pơ mu, trầm hương,... Riêng cây lấy gỗ có 112 loài, cây thuốc nam quý hiếm có 68 loài.


Thảm thực vật rất đa dạng phong phú
  
14. Ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc (Cực tây tổ quốc A Pa Chải)
A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh “một con gà gáy cả ba nước đều nghe”, nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km. Nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác.










Cột mốc được cắm vào ngày 27/6/2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá granit, được cắm trên bệ cắm hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5×5 mét. Cột mốc cao 2 mét với 3 mặt quay về 3 hướng, bên trên mỗi mặt là tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy riêng của mỗi quốc gia. Đến đây bạn sẽ chứng kiến nghi thức chào và kiểm tra mốc số 0 của các chiến sĩ đồn biên phòng A Pa Chải.

15. Cánh đồng Mường Thanh
Cánh đồng Mường Thanh trước đây thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, chiều dài khoảng 23 km, chiều rộng trung bình 7 km đến 9 km. Ðến Ðiện Biên, đường bộ, đường hàng không, hay từ Hòa Bình lên, từ Lào Cai sang, từ Nghĩa Lộ thẳng tiến; dù từ hướng nào thì cũng không khỏi ngỡ ngàng vì phong cảnh thiên nhiên cùng vẻ trù phú của cuộc sống trên cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 140 km2 - một trong những cánh đồng phì nhiêu nằm giữa các thung lũng trải rộng từ Nghĩa Lộ tới Ðiện Biên và từng được người Thái xếp hạng là "nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc".














Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng tây bắc Việt Nam với câu truyền khẩu từ xa xưa: “Nhất Thanh (Mường Thanh – Điện Biên Phủ), nhì Lò (Mường Lò – Yên Bái), tam Than (Mường Than – Lai Châu), tứ Tấc (Mường Tấc – Sơn La) để nói về 4 vựa lúa trù phú và có gạo ngon bậc nhất miền Tây Bắc.


16. Vườn anh đào Mường Phăng
Giữa hồ Pá Khoang, trên một hòn đảo nhỏ xinh là thiên đường Hoa anh đào với hàng ngàn cây anh đào đủ sắc độ nở rộ giữa đại ngàn sắc xanh của vùng núi Điện Biên, tạo nên một bức tranh vô cùng mê hoặc và cuốn hút.

Chiếc thuyền nhỏ đưa du khách đến đảo hoa anh đào






Không nơi nào trên đất Việt bạn có thể ngắm nhìn hoa anh đào đẹp mê hồn như ở mảnh đất Mường Phăng. Nơi đây chính là thiên đường ẩn náu dành cho những loài hoa xứ ôn đới, bởi những điều kiện tự nhiên hội tụ từ tinh hoa của đất trời, từ thổ nhưỡng, nguồn nước đến khí hậu, tiết trời,…


17. Đèo Pha Đin
Một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, Pha Đin là con đèo có tện gọi xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Tương truyền rằng trước đây người Lai Châu và Sơn La cũ tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng cách cho đua ngựa vượt dốc Pha Đin, người và ngựa của người Lai Châu phi nhanh hơn một chút nên phần đèo thuộc về tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) cũng dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.

Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Điểm khởi đầu của đèo cách thị xã Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách thành phố Điện Biên khoảng 84 km.



Nằm trên Quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, đèo Pha Đin có độ dài 32km, ở độ cao 1.648m so với mực nước biển.



Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Pha Đin là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí, đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Đèo Pha Đin đã trở thành biểu tượng cho tinh thần quả cảm, gan dạ, quyết tâm đánh đuổi thực dân, giải phóng quê hương đất nước của quân dân Việt Nam. 

    Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
    Đèo Lũng Lô anh hò chị hát
    Dù bom đạn xương tan thịt nát
    Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh

 (Trích Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Thơ Tố Hữu)


Pha Đin nằm trong danh sách "Tứ đại đỉnh đèo" vùng Tây Bắc
 .

18. Tháp Chiềng Sơ
Tháp Chiềng Sơ ở bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là ngọn tháp của người dân tộc Lào, tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15-16

Tháp cao 10,5m, được xây dựng bằng gạch và vôi vữa mật, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bố cục kiến trúc và các họa tiết trang trí trên thân tháp có nhiều nét tương đồng với tháp Mường Luân, với các hình ảnh chim muông, hoa lá cách điệu. Cạnh tháp Chiềng Sơ từng có một ngôi chùa, giờ đã không còn nữa.

Ngày nay Tháp Chiềng Sơ - Di tích Quốc gia đã, đang bị xuống cấp nghiêm trọng; phần nền bị nước lũ sói mòn, sạt lở, cỏ mọc um tùm. Nếu không tiếp tục được tu bổ, tôn tạo thì Di tích Quốc gia - Tháp Chiềng Sơ, khó tồn tại được.

Đến với Điện Biên, đến với di tích đồi A1 ở TP Điện Biên Phủ hôm nay, mỗi người sẽ cảm nhận được rõ hơn khí phách đấu tranh ngoan cường của dân tộc Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng vang dội làm chấn động địa cầu giờ đây đã trở thành bất tử.

Internet update

chơi ,
Ý kiến của bạn
Gửi
Ý kiến bạn đọc
    Bài viết liên quan

    Thực phẩm giúp tăng cơ bắp cho nam giới

    Giới thiệu đến bạn những thực phẩm rất tốt cho phát triển cơ bắp cho nam giới.

    Những tòa nhà cao nhất Việt Nam

    Việt Nam có rất nhiều công trình nổi tiếng là những tòa nhà cao tầng. Trong bài viết này giới thiệu đến bạn 33 tòa nhà cao nhất trên toàn quốc.

    Nhận biết rau củ Trung Quốc

    Cách nhận biết Rau củ có nguồn gốc Trung Quốc bằng mắt thường

    Chọn rau theo mùa: mùa Đông

    Ăn rau, củ theo mùa sẽ hạn chế được hàm lượng thuốc độc hại có trên thực phẩm.

    Những địa điểm nổi tiếng ở Lào Cai

    Giới thiệu đến bạn những đại danh nổi tiếng ở Lào Cai

    Hướng dẫn Du lịch Sa Pa

    Giới thiệu đến bạn những địa điểm nổi tiếng khi đi du lịch SaPa
    Có thể bạn quan tâm:
    Xem thêm
    vnReview